Làm thế nào để đo được nồng độ oxy trong máu SPO2

Hầu hết mọi người biết rằng nồng độ oxy trong máu là một chỉ số quan trọng trong cơ thể cần được theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên lại không biết rằng làm thế nào để đo được nồng độ oxy trong máu SPO2.

>> Máy SPO2 nhỏ gọn cầm tay

>> Cách nhận biết oxy trong máu thấp

Làm thế nào để đo được nồng độ oxy trong máu SPO2

Mức oxy trong máu của bạn có thể được đo bằng hai cách khác nhau dưới đây:

Xét nghiệm khí huyết động mạch

Xét nghiệm khí máu động mạch (ABG) là xét nghiệm máu, giúp đo mức oxy trong máu của bạn và cho kết quả cực kỳ chính xác. Tuy nhiên mặt hạn chế của nó là xét nghiệm xâm lấn. Để có được phép đo ABG, bác sĩ sẽ lấy máu từ động mạch chứ không phải tĩnh mạch.

Động mạch ở cổ tay của bạn thường được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, cổ tay là một khu vực nhạy cảm, khiến cho việc rút máu ở đó trở nên khó chịu hơn so với tĩnh mạch gần khuỷu tay của bạn. Động mạch cũng sâu hơn tĩnh mạch, làm tăng thêm sự khó chịu.

Dùng máy đo SPO2

Máy đo nồng độ oxy trong máu Spo2 là một thiết bị không xâm lấn ước tính lượng oxy trong máu của bạn. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là chiếu một chùm tia sáng hồng ngoài vào khu vực các mao mạch ở ngón tay, ngón chân hoặc dái tai của bạn. Sau đó, nó đo lượng ánh sáng được phản xạ ra khỏi khí. Chỉ số cho biết bao nhiêu phần trăm máu của bạn đã bão hòa, được gọi là mức SpO2.

Hạn chế của phương pháp này là sai số 2%. Điều đó có nghĩa là việc đọc có thể cao hơn hoặc thấp hơn 2% so với mức oxy trong máu thực tế của bạn.

Xét nghiệm này có thể hơi kém chính xác, nhưng các bác sĩ rất dễ thực hiện. Vì vậy, các bác sĩ dựa vào nó để đọc nhanh. Quan trọng hơn nếu bạn cần theo dõi hàng ngày hàng giờ tại nhà thì thiết bị này đặc biệt cần thiết để phát hiện nhanh tính trạng thiếu oxy trong máu.

Những thứ như sơn móng tay tối màu hoặc tứ chi lạnh có thể khiến chỉ số oxy trong máu đọc thấp hơn bình thường. Bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu làm sạch móng tay của bạn trước khi sử dụng máy đo SPO2 này.

Nên chọn máy đo SPO2 nào?

Máy đo SPO2 chủ yếu sử dụng tại nhà theo dõi sức khỏe, vì thế nên chọn loại nhỏ gọn dễ dàng cầm theo bên mình. Quan trọng hơn là hãy tìm mua loại máy có thêm chức năng cảnh báo khi nồng độ oxy trong máu xuống thấp, trong trường hợp nồng độ oxy trong máu xuống quá thấp người bệnh chưa gọi được người giúp đỡ thì cảnh báo này sẽ gây sự chú ý xung quanh, mọi người sẽ phát hiện ra người bệnh nhanh chóng hơn, kịp thời có các phương án xử lý.

Bạn có thể tham khảo máy đo Spo2 iMediCare với các đặc điểm nổi bật cùng cảnh báo, đó là:

  • Đo nhịp tim, SpO2 và chỉ số tưới máu (PI) không xâm lấn; hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
  • Dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
  • Dải đo PI từ 0 ~ 20%
  • Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
  • Chế độ cảnh báo SpO2 thấp và nhịp tim bất thường
  • Màn hình tự động chuyển hướng, dễ quan sát
  • Tự động tắt sau 5s nếu không có tín hiệu, cảnh báo pin yếu (sử dụng 2pin AAA 1.5V).
  • Kích thước nhỏ gọn và thiết kế hiện đại, có thể sử dụng tại nhà và mang theo đi du lịch
  • Sử dụng cho cả trẻ em và người lớn vô cùng thuận tiện lợi.

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.985

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top