Liệu pháp thở oxy cho bệnh nhân suy hô hấp

Đối với người bệnh mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản,… lượng ôxy trong không khí không thể cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể, khi đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định cần phải thở oxy.

Đối tượng cần thở oxy?

– Tất cả bệnh phổi mạn tính giai đoạn cuối đều nên được thở oxy, các tình trạng này thường là hậu quả của các bệnh như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ phổi, hen phế quản, béo phì, xơ cứng bì, ung thư phổi

– Suy giảm chức năng hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp, như: viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, bệnh nhân được gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não, bại liệt, đa xơ cứng.

– Hạn chế hoạt động của lồng ngực: hậu phẫu ở bụng, chấn thương lồng ngực, bệnh lý của cột sống, viêm phúc mạc.

– Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: do khối u trong phổi, bệnh khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thương.

– Thiếu oxy trong không khi do môi trường ô nhiễm hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển cao.

Thở oxy – liệu pháp điều trị bệnh:

Thở oxy là một liệu pháp điều trị bệnh. Bệnh nhân bị suy hô hấp do thiếu dưỡng khí, thiếu oxy, tăng carbonic thường được sử dụng máy trợ hô hấp. Việc cung cấp oxy nhằm mục đích duy trì sự sống trong những trường hợp bệnh mạn tính giai đoạn trễ và bệnh diễn tiến chậm lại, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Ở điều kiện bình thường, cơ thể được cung cấp đầy đủ trong không khí với lượng oxy chiếm khoảng 21%. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh lý hô hấp (nêu trên), lượng oxy trong không khí không thể cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể, khi đó bệnh nhân cần phải thở oxy.

Với liệu pháp oxy, oxy nguyên chất sau khi được chiết tách khỏi không khí sẽ được chứa trong các hệ thống bình dưới dạng nén hoặc hóa lỏng. Thông qua một hệ thống dẫn đưa oxy cho bệnh nhân, lượng oxy được cung cấp cho cơ thể trên mức 21% bình thường để bổ sung lượng oxy thiếu và đủ oxy cho các tế bào của cơ thể hoạt động.

Vai trò của máy tạo oxy:

Bình oxy y tế hiện nay đa phần được chiết nạp tại nhà máy chiếc nạp oxy từ tự nhiên do Nhà nước quản lý. Máy tạo oxy hiện nay gồm có từ 2 loại trở lên và được nhập khẩu từ nước ngoài.

Oxy có 2 loại có nghĩa là máy tạo oxy 3 lít oxy trong 1 phút, tạo ra 5 lít trong 1 phút.

Nếu người bệnh đang thở bình oxy mức 3 thì vặn núm vạch oxy ở máy 3 lít phải là số 5 hoặc trên mức vạch 5 lít/phút. Và khi sử dụng máy tạo oxy y tế 5 lít thì phải vặn nút chỉ vạch oxy trên máy phải là 4,5 – 5 lít/phút.

Máy tạo oxy tạo ra oxy nguyên chất tương đương với nồng độ oxy từ bình oxy y tế. Tuy nhiên, do áp suất nén từ bình oxy y tế cao hơn nên khi sử dụng máy tạo oxy cần phải để ý như sau:

– Nếu người bệnh đang thở oxy ở bình oxy là mức 1 (trên đồng hồ oxy có phân chia vạch từ 1 đến 10) thì khi sử dụng máy tạo oxy bạn sử dụng loại máy tạo oxy 3 lít thì vặn mức độ oxy đưa ra thở là số 2-2,5 lít/phút. Nếu sử dụng máy tạo oxy 5 lít thì mức vạch bạn vặn là 2 lít/phút.

– Nếu người bệnh cần thở oxy bình oxy y tế là mức 2 lít/phút thì bạn phải vặn núm điều chỉnh mức oxy ở máy tạo oxy là 3-3,5 lít/phút đồi với máy 3 lít và số 3 đối với máy tạo oxy y tế 5 lít.

– Nếu người bệnh đang thở bình oxy mức 3 thì vặn núm vạch oxy ở máy 3 lít phải là số 5 hoặc trên mức vạch 5 lít/phút. Và khi sử dụng máy tạo oxy y tế 5 lít thì phải vặn nút chỉ vạch oxy trên máy phải là 4,5 – 5 lít/phút.

Các bạn có thể đặt mua máy tạo oxy y tế ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi đặt hàng online + Free giao hàng toàn quốc.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top