Nên chuẩn bị gì khi cho bé đi du lịch?

Đi du lịch là một cách để tất cả thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn sau những ngày bận rộn, căng thẳng vì công việc, học hành… Tuy nhiên, trước khi tận hưởng một kỳ nghỉ yên bình thì chúng ta thường trải qua giai đoạn sắp xếp hành lý một cách lúng túng. “Không biết còn thiếu gì không”.  “Đồ này nên mang theo hay để lại”. Bạn hãy tham khảo những thứ nên chuẩn bị cho con dưới đây để có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, an toàn nhé.

>> Xử lý bị ngộ độc khi du lịch

Đối với gia đình có con nhỏ lại càng âu lo. Những câu hỏi bố mẹ hay bận tâm là: lần đầu tiên nhóc tì đi máy bay không biết có sao không? Đi đường xa thế này không biết bé chịu nổi không? Nên mang theo thuốc gì đây? Những gợi ý sau đây từ những bác sĩ chuyên khoa Nhi sẽ giúp các bạn chuẩn bị một số vật dụng y tế cũng như một số kiến thức cần thiết để bạn và bé có một chuyến đi nghỉ mát an toàn và vui vẻ.

Với trẻ có sức khỏe bình thường

– Thuốc giảm đau hạ sốt theo số cân nặng của trẻ (ibuprofen hoặc acetaminophen)

– Thuốc chống dị ứng (antihistamin: hydrocortisone cream, aerius)

– Thuốc bù nước, điện giải khi bị ói hay tiêu chảy

– Thuốc chống say tàu xe, thuốc riêng của bé (như bị suyễn, bệnh tim…)

– Băng cá nhân, bông gòn, gạc vô trùng, băng keo lụa (dạng cuộn)

– Thuốc sát khuẩn (cồn dạng chai/ miếng hoặc betadine), dung dịch nhỏ mắt – mũi

Nhiệt kế điện tử

– Kem chống phỏng (burn ointment), kem chống muỗi

chuan bi do du lich cho be

Túi y tế nên mang theo chuyến du lịch

Với những trẻ mắc bệnh lý khác

– Nếu trẻ bị suyễn bạn hãy chắc rằng bé đang được kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe. Hãy cho cả thuốc cắt cơn và ngừa cơn vào túi riêng để có thể luôn mang theo bên mình. Nên mang theo máy xông khí dung mũi họng để vệ sinh đường hô hấp cho bé. Hoặc dùng để xông thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Nếu bạn đi nước ngoài thì nên mang theo giấy chứng  nhận sức khỏe có ghi rõ tình trạng bệnh và toa thuốc có ghi tên thuốc hóa học (generic name) là rất cần thiết vì tên biệt dược (brand name) có thể khác nhau ở mỗi nước.

– Nếu trẻ bị say tàu xe

Không nên để trẻ:

+ Uống nước trái cây có vị chua.

+ Ăn nhiều chất béo.

+ Bị đói.

Nên:

+ Cho trẻ ăn nhẹ và chia làm nhiều lần.

+ Khuyến khích trẻ giữ đầu thẳng, nhìn ra xa hoặc phía trước (theo hướng nhìn của tài xế) sẽ tốt hơn là đọc sách, chơi game, xem tivi.

+ Mở cửa xe hoặc dỗ trẻ ngủ cũng là cách giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn

Chú ý khi di chuyển bằng máy bay

chuan bi do du lich cho be

Chú ý khi di chuyển bằng máy bay với trẻ nhỏ

Kế hoạch của bạn đi bằng máy bay mà trẻ bị cảm hoặc có dấu hiệu viêm tai thì nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra. Nếu trẻ thật sự viêm tai thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hoãn chuyến bay đến khi trẻ khỏi bệnh để tránh đau tai hoặc nặng hơn là vỡ màng nhĩ khi bay.

Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh:

– Trẻ từ 0 – 3 tuổi: Nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình hoặc uống nước liên tục (ở tư thế ngồi)

– Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Cho trẻ mút kẹo que (lollipop), nhai kẹo chewing- gum hoặc khuyến khích trẻ ngáp thường xuyên.

Hy vọng những lời khuyên từ bác sĩ Nhi trên đây sẽ giúp gia đình bạn có ột chuyến đi an toàn, vui vẻ và khỏe mạnh nhé!

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top