Nên đo huyết áp ở tay trái hay tay phải?

Huyết áp là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm và những biến chứng âm thầm mà bệnh gây ra hàng ngày cho người bệnh. Do đó, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Huyết áp ở 2 tay trái hay tay phải không hoàn toàn giống nhau khi đo. Vậy nên đo huyết áp ở tay trái hay tay phải? Cùng iMediCare tìm hiểu qua bài viết.

Kết quả huyết áp ở tay trái và tay phải có giống nhau không?

Khi đo huyết áp, người ta thường lựa chọn đo ở động mạch cánh tay cơ bản đại diện cho huyết áp động mạch chủ, tuy nhiên huyết áp ở 2 cánh tay này lại không hoàn toàn giống nhau.

Theo lý thuyết không có sự khác nhau lớn giữa huyết áp ở tay phải và tay trái. Nhưng trên thực tế khi đo huyết áp, ở cánh tay phải cao hơn 1 chút hoặc cánh tay trái cao hơn 1 chút. Đó là bởi huyết áp luôn chịu ảnh hưởng của tâm sinh lý con người, chịu tác động của hoàn cảnh xung quanh, băng đeo tay buộc chặt hay lỏng nên trị số đo thường dao động và không ổn định.

Thông thường, huyết áp cánh tay trái và cánh tay phải chênh lệch không quá 20mmHg. Nếu huyết áp ở 2 tay chênh lệch quá con số này thì phải xem xét bệnh nhân có bệnh lý khác kèm theo hay không (như động mạch chủ hẹp lại, viêm động mạch lớn). Khi này, bác sĩ cần đo lại và tìm ra nguyên nhân để tiến hành điều trị.

Nên đo huyết áp ở tay nào cho chuẩn xác?

Chính do huyết áp ở 2 tay không giống nhau nên nhiều người thắc mắc nên đo huyết áp ở tay nào cho chuẩn xác nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn vẫn khuyên mọi người nên đo huyết áp vài lần ở cả 2 tay. Khi đó sẽ cho kết quả đo như sau:

  • Nếu kết quả đo huyết áp ở tay trái cao hơn hoặc bằng so với tay phải thì bạn nên kiểm tra huyết áp ở tay trái ở những lần sau.
  • Nếu kết quả đo huyết áp tay phải cao hơn thì nên tiế tục theo dõi huyết áp ở tay này
  • Nếu kếu quả đo huyết áp ở cả 2 tay có sự chênh lệch quá lớn thì bạn nên kiểm tra lại tư thế đo, cách đo và cách sử dụng máy đo có thể bị sau. Bạn nên tham khảo cách sử dụng máy đo huyết áp của hãng một vài lần trước khi đo. Nếu kết quả có sự chênh lệch giữa 2 tay thì bạn nên đi khám sức khỏe ngay để biết được tình trạng sức khỏe của mình.

Với những bệnh nhân bị eo động mạch chủ thường có chỉ số huyết áp bất thường ở hai tay phải và trái, trường hợp này thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra huyết áp.

Máy đo huyết áp nào cho kết quả chính xác?

Khi mua thiết bị y tế này, có 3 điều quan trọng nhất bạn cần nhớ:

– Chọn thương hiệu uy tín, có đại lý và trung tâm bảo hành tại Việt Nam.

– Loại máy đó phải có độ chính xác cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế hoặc được bộ y tế khuyến cáo người dân nên sử dụng.

– Kích thước vòng bít đúng.

Với các tiêu chí trên thì máy đo huyết áp bắp tay iMediCare – Singapore là thương hiệu mà bạn nên tham khảo

may-do-huyet-ap-dien-tu-bap-tay-imedicare-ibpm-6s

Máy đo huyết áp bắp tay iMediCare iBPM-6S có các ưu điểm vượt trội như:

  • Thiết kế nhỏ gọn, tinh tế đẹp mắt. Sử dụng công nghệ tiên tiến nhất cho kết quả nhanh – chính xác cao.
  • Màn hình LCD 6 inch hiển thị kết quả đo, đặc biệt tối ưu cho người cao tuổi sử dụng với các nút bấm lớn.
  • Tự động cảnh báo huyết áp thông qua giải màu trên màn hình hiển thị sau mỗi lần đo.
  • Cảnh báo nhịp tim cao, cảnh báo ngồi đo sai tư thế.
  • Bộ nhớ lưu được 99 kết quả đo.
  • Sử dụng pin AA 1,5V tiện dụng khi mang theo người hoặc nguồn điện 6V từ adapter.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, việc kiểm tra độ chính xác của máy đo huyết áp điện tử thường xuyên là cần thiết. Tuy nhiên, đem so sánh kết quả của máy đo huyết áp điện tử với một máy huyết áp điện tử khác là cách làm hoàn toàn sai. Bạn nhớ nhé. Không so sánh kết quả của 2 máy huyết áp điện tử với nhau để kiểm tra độ chính xác.

Bởi trên thực tế không có một chuẩn mực cho một huyết áp điện tử để đánh giá cho một máy khác, cho dù đó được mệnh danh là số 1 thế giới – chỉ có thể so sánh với huyết áp thủy ngân hoặc huyết áp cơ đã được hiệu chỉnh độ chính xác.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top