Khớp vai nằm ở vị trí nối liền giữa xương bả vai và cánh tay, khớp vai là loại khớp thường xuyên được vận động nhất. Chính vì vậy, khi xảy ra các triệu chứng viêm khớp vai người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và rất khó chịu. Lúc này mọi hoạt động sẽ trở nên khó khăn, hạn chế hơn bình thường. Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh, ngăn ngừa các biến chứng khôn lường.
>> Địa chỉ mua đai lưng cột sống
Viêm khớp vai là gì?
Viêm khớp vai là tình trạng viêm khớp phổ biến ở những người có độ tuổi từ 50 trở lên. Lúc này, các sụn khớp ở vai bắt đầu hao mòn dần dần. Và khi bề mặt sụn bảo vệ khớp bị mòn, xương vai dần lộ ra dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng.
Ở một số trường hợp nguy hiểm hơn, viêm khớp vai gây ra viêm mô bao quanh khớp. Theo thời gian, nó sẽ xâm lấn, phá hủy sụn và xương. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm. Yêu cầu người bệnh phải điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viêm khớp vai là tình trạng viêm khớp phổ biến ở những người có độ tuổi từ 50 trở lên
Nguyên nhân gây nên viêm khớp vai
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do những tác nhân sau đây:
– Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa đốt sống diễn ra càng nhanh. Trong đó các đốt sống cổ phải chịu nhiều áp lực nhất sẽ rất dễ bị bào mòn. Lúc này các đốt sống khô lại, không còn dịch nhầy nên cọ xát với nhau và chèn ép rễ thần kinh. Dẫn đến viêm đau khớp vai, cơn đau càng về đêm càng dữ dội.
– Thoát vị đĩa đệm cổ: Nghiêm trọng hơn tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chính là thoát vị đĩa đệm cổ. Đây là tình trạng nhân nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm, chảy ra ngoài và chèn ép mạnh lên rễ dây thần kinh. Bệnh gây viêm đau khớp vai âm ỉ rồi dữ dội. Kèm theo đó là tình trạng tê bì vùng vai gáy lan xuống đến cánh tay, bàn tay.
– Viêm đau khớp vai do lao xương khớp: Lao xương khớp là bệnh lý hiếm gặp nhưng sự tấn công của các vi khuẩn lao có hại vào xương khớp.
– Chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã cầu thang, chấn thương do tai nạn,… Gây tổn thương khớp vai nhưng không được điều trị dứt điểm.
– Sinh hoạt không khoa học: Viêm đau khớp vai có thể do làm việc không đúng tư thế. Người bệnh thường xuyên khuân vác vật nặng bằng cổ, ngồi quá lâu một chỗ,…
Nên làm gì khi bị đau viêm khớp vai
Triệu chứng viêm đau khớp vai điển hình
– Hạn chế vận động vùng vai: Đau nhức kéo dài sẽ gây hạn chế vận động vùng vai. Các động tác co, duỗi, xoay tay, vùng vai bị hạn chế, cử động khó khăn. Bệnh nhân không thể tự chải đầu, thay áo hoặc giơ tay lên cao được.
– Đau nhức tại khớp vai: Cơn đau nhức âm ỉ tại vùng khớp vai thường xuyên xuất hiện. Chúng có thể lan xuống phần lưng trên và lan lên cả vùng cổ. Khi dùng tay ấn vào các điểm như mỏm cùng vai, gân trên vai đều thấy đau dữ dội.
– Cơ cứng khớp vai: Hiện tượng cơ cứng khớp vai, khó cử động sẽ xuất hiện vào buổi sáng sau khi người bệnh viêm đau khớp vai ngủ dậy. Người bệnh phải mất từ 15 – 30 phút xoa bóp vùng khớp vai thì cử động mới bình thường trở lại.
Cách điều trị viêm khớp vai
1/ Điều trị nội khoa bằng các bài tập
Phương pháp điều trị này sẽ thực hiện các bài tập chuyển động để giúp cho vai di chuyển, không bị hạn chế phạm vi hoạt động. Nếu bạn bị viêm khớp vai nhưng không hạn chế phạm vi hoạt động thì cách điều trị này sẽ ngăn chặn điều đó xảy ra.
Phương pháp điều trị viêm khớp vai
2/ Thay đổi lối sống
Để giúp vai nhanh chóng hồi phục và tránh được những tổn thương không mong muốn hãy tránh những hoạt động làm cho vai đau. Nếu bạn đam mê một môn thể thao nào đó nhưng lại gây ảnh hưởng đến vai hãy cân nhắc về việc có nên tiếp tục chơi nó không.
3/ Điều trị bằng Thuốc Tây
Thuốc giảm đau: Sử dụng đơn lẻ thuốc giảm đau liều nhẹ Paracetamol, Acetaminophen,… Hoặc kết hợp cùng Codein giúp tình trạng viêm đau khớp vai giảm ngay tức thì chỉ sau 30 phút dùng thuốc. Tác dụng giảm đau của thuốc này kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ.
Thuốc kháng viêm: Thuốc có tác dụng chống viêm nhiễm khớp vai nặng hơn, kiểm soát tối đa tình trạng viêm nhiếm. Một số loại thuốc kháng viêm hỗ trợ chữa viêm đau khớp vai thường được áp dụng là Meloxicam, Diclofenac,…
Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc giãn cơ sẽ tác động giảm co thắt cơ vai, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả. Bệnh nhân viêm đau khớp vai có thể dùng thuốc giãn cơ Myonal, Diazepam,…
Điều trị bằng thuốc với bệnh viêm khớp vai
4/ Phẫu thuật vai
Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng một máy nội soi và các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng. Sẽ phẫu thuật làm sạch khớp bằng cách lấy hết mảnh vụn ở khớp vai. Nó thường được áp dụng cho những bệnh nhân có tình trạng viêm khớp cấp thấp.
Sau khi phẫu thuật nội soi tình trạng viêm khớp có thể cải thiện và giảm đau từ 12 đến 24 tháng. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài vì khớp có thể sẽ bị viêm trở lại.
Điều trị viêm đau khớp vai tốt nhất nhờ băng cố định khớp vai PresiTom
Presitom – là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm đai cố định lưng, băng cố định bảo vệ khớp vai. Sản phẩm sử dụng phương pháp bảo tồn tốt nhất cho người bệnh.
Băng cố định khớp vai PresiTom được làm từ chất liệu vải cotton nhập khẩu. Đây là loại vải không dệt, vải có lỗ thoáng khí, chịu lực tốt, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Dây đai của băng cố định khớp vai PresiTom được trang bị khóa Velcro (băng nhám dính). Chúng sẽ giúp thao tác sử dụng nhanh và chuẩn xác. Sản phẩm có nhiều kích cỡ để lựa chọn, phù hợp với mọi lứa tuổi, dễ bảo quản, dễ vệ sinh.
Băng cố định khớp vai PresiTom
iMediCare là nhà phân phối độc quyền sản phẩm Băng cố định khớp vai PresiTom tại Việt Nam. Xem chi tiết TẠI ĐÂY