Vết loét là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh do phải nằm liên tục trong một thời gian dài. Vết loét lâu ngày khiến người bệnh đau đớn, mặc cảm và gây phiền toái rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy người bệnh nằm lâu ngày bị loét thì nên chữa như nào? Nên sử dụng biện pháp nào để chống loét tốt nhất?
>> Đệm hơi chống loét chất lượng
Loét nằm có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai phải nằm nguyên một chỗ trong thời gian dài, như bệnh nhân nằm viện hoặc những người không thể di chuyển nhiều do bệnh tật, tuổi già hoặc sức khỏe yếu. Sự tì đè liên tục lên giường hoặc hoặc nệm có thể làm tắc nghẽn dòng máu đến vùng da và mô, khiến nó bắt đầu bị hủy hoại.
Nếu không được chăm sóc ngay từ đầu thì từ một vết loét nhỏ sẽ dẫn đến một vết thương có mủ, rất lâu lành gây thêm đau đớn cho bệnh nhân, nhất là đối với người cao tuổi khi sức đề kháng đã giảm khiến việc điều trị càng khó hơn.
Do đó khi xuất hiện vết loét cần phải được chăm sóc để ngăn chặn sự lan rộng, vết loét càng sâu thì càng dễ nhiễm trùng dẫn đến việc điều trị lâu hơn, gây thêm đau đớn cho bệnh nhân. Trường hợp nặng có thể loét tới xương và nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Vùng da nào dễ loét nhất?
Bệnh nhân nằm bất cứ tư thế nào cũng rất dễ gây ra loét ở những nơi mà xương nhô lên, có lớp cơ và da bao bọc quá ít.
Tư thế nằm ngửa: dễ loét là vùng sau gáy, vùng xương cùng, hai bên xương bả vai, hai cùi chỏ, hai gót chân.
Tư thế nằm nghiêng: nghiêng về phía nào thì bên đó trực tiếp bị ảnh hưởng: vùng thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá ngoài.
Cơ thể của người cao tuổi do tiêu hoá kém, hấp thu dinh dưỡng chậm, sức đề kháng kém nên vết loét rất lâu lành. Vì vậy cho dù chỉ là một vết loét thật nhỏ, chúng ta cũng cần phải chăm sóc chu đáo, vì nếu để vết loét càng sâu rộng, sự xâm nhập của vi trùng ngày càng phát triển, sẽ xuất hiện nhiều tế bào hoại tử dẫn đến bội nhiễm phải cắt lọc loại bỏ tế bào chết, bệnh nhân càng đau đớn.
Phương pháp chữa loét nào hiệu quả nhất?
Điều trị loét do tì đè có rất nhiều biện pháp. Hiện tại các biện pháp được sử dụng chủ yếu đó là: sử dụng thuốc, miếng dán chống loét, đệm nước, đệm chống loét.
Mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn tốt nhất.
-
Sử dụng thuốc
Khi điều trị loét bằng thuốc, các bác sĩ sẽ điều trị dựa trên mức độ tổn thương mà loét do tỳ đè gây ra. Trong đó thường có:
- Thuốc giảm đau: trong trường hợp nhẹ, có thể giảm đau với paracetamol hay các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như: ibuprofen, diclophenac…
- Trong trường hợp nặng, có thể giảm đau với các thuốc giảm đau opioid như: codein, tramadol….
- Thuốc sát trùng ngoài da: các dung dịch thuốc sát trùng như: oxy già, povidone-iodine, cetrimide, chlor hexidine… được thoa trực tiếp lên vùng da bị loét giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh được sử dụng để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng và giúp mau lành vết thương do loét gây ra.
Tùy theo vị trí tác dụng, thuốc kháng sinh được chia làm 2 loại:
- Tác dụng toàn thân: thuốc kháng sinh sử dụng qua đường uống hay qua tiêm truyền tĩnh mạch.
- Tác dụng tại chỗ: thuốc kháng sinh sử dụng qua dạng thuốc dùng ngoài (thuốc mỡ, kem…) có chứa neomycin, polymycin, sulfadiazine bạc…).
Nhược điểm của dùng thuốc điều trị loét
– Thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… hoặc thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
– Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm candida ở da, miệng, ruột…
– Phải uống trực tiếp vào người và tác dụng dần dần.
– Chỉ dùng khi đã bị loét, không dùng để dự phòng trước được.
-
Miếng dán chống loét
Ưu điểm
– Giảm sự tấn công của vi khuẩn, bảo vệ vết thương tốt nhất
– Hấp thu mạnh mẽ vi khuẩn và các chất độc, tránh nhiễm trùng vết thương
– Ngăn ngừa mùi khó chịu, hỗ trợ cho vết thương mau lành.
Nhược điểm
– Sử dụng hóa chất tác động trực tiếp vào vết loét để chống loét. Bệnh nhân có thể bị dị ứng hóa chất này, hoặc tác động không tốt vào thuốc điều trị bệnh.
– Mỗi miếng dán chỉ dùng được một lần duy nhất.
Vì vậy phương pháp này cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng.
-
Đệm nước
Ưu điểm
Phải công nhận rằng nệm nước có thể làm mát, nên làm người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái và có giấc ngủ ngon.
Nhược điểm
– Chất liệu vỏ đệm, gối nước thường là vải pha nhựa, hoặc thành phần chứa nhiều nilon nên rất bí, không có khả năng thấm hút mồ hôi. Khi người sử dụng ra mồ hôi sẽ không thể thấm hút được qua vỏ đệm, vì thế mồ hôi đọng lại trên da, gặp bề mặt lạnh của đệm, gối sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, dẫn đến ho, viêm phổi.
– Cấu trúc của đệm gồm nhiều khoang chứa nước riêng lẻ với nhiều khe rãnh nhỏ tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng trú ngụ. Chính vì sự ẩm ướt và cấu trúc của đệm nên vi khuẩn phát triển nhanh, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra các bệnh về da như nấm, dị ứng…
– Chất liệu làm vỏ đệm cũng chứa nhiều thành phần không thân thiện với da như nilon, vải pha nhựa.
-
Đệm chống loét
Cách tốt nhất là dự phòng căn bệnh này ngay từ lúc nó chưa hình thành.Vì vậy sản phẩm đệm chống loét là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng tốt nhất hiện nay. Đây cũng là phương pháp hầu hết các bệnh viện đều đang sử dụng cho bệnh nhân nằm giường lâu ngày.
Ưu điểm
– Tác dụng thực sự tốt, đề phòng nguy cơ bị loét cho bệnh nhân nằm lâu ngày.
– Không tác dụng hóa học, không phải uống hay bôi trực tiếp lên người.
– Chất liệu PVC y tế an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Dễ lau chùi, vệ sinh.
– Sản phẩm không cần có chỉ định của bác sĩ. Điều này cho thấy đệm chống loét là sản phẩm an toàn nhất, không có tác dụng phụ.
Các tính năng ưu việt của đệm chống loét:
Bề mặt đệm thiết kế được chia làm nhiều múi đệm tạo các rãnh giúp lưu thông không khí cho bề mặt da tiếp xúc.
Cơ chế hoạt động với chu kỳ bơm – xả giúp không khí bên trong đệm luôn giữ ở nhiệt độ bên trong đệm luôn ở mức 28°C (ở nhiệt độ môi trường bình thường). Không bị bí nóng như sử dụng đệm nước – đệm thông thường.
Nhờ sự luân chuyển giữa các múi đệm như chế độ massage sẽ kích thích khả năng lưu thông máu tới các bộ phận.
Đệm cấu tạo gồm các múi hơi xen kẽ các rãnh, có tác dụng phân tán đều lực tỳ đè của cơ thể, đặc biệt là các vùng chịu lực tỳ đè lớn như phần lưng hoặc xương củng cụt. Bệnh nhân nằm điều trị trên giường bệnh được trang bị đệm sẽ cảm giác dễ chịu hơn, phần lưng thông thoáng, ăn ngon, ngủ tốt hơn, hồi phục sức khỏe nhanh. Đệm chống lở loét là sản phẩm đang được tin dùng phổ biến trên thế giới.
Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị, dự phòng loét tốt nhất.