Nguyên nhân bệnh cao huyết áp theo y học hiện đại và Đông y

Bệnh cao huyết áp có thể là hậu quả của các bệnh bên trong cơ thể gây ra. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể do các yếu tố bên ngoài. Cụ thể nguyên nhân bệnh cao huyết áp là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các thông tin này.

Các nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Nguyên nhân bệnh cao huyết áp phát sinh từ:

1. Nguyên nhân bên trong

a. Viêm thận

Bệnh viêm thận cấp hoặc mãn tính đều có nguy cơ dẫn đến cao huyết áp. Bệnh nhân thường có những biểu hiện ban đầu là phù, thường bắt đầu từ mặt, mắt (mí mắt trên).

Nguyên nhân bệnh cao huyết áp

Thời kỳ đầu huyết áp tăng cao và dao động lớn. Thời kỳ sau dẫn dến huyết áp tối thiểu tăng. Bệnh nhân thường có những biểu hiện: đau lưng, sợ lạnh, tay chân mỏi, cơ thể mềm nhược. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có triệu chứng tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, đôi khi đục như nước vo gạo hoặc có máu. Bệnh nhân kém ăn, mất ngủ và mệt mỏi.

b. Viêm đài thận mạn tính

Ở thời kỳ đầu, thân nhiệt người bệnh thường hạ với thời gian dài, đau lưng đi tiểu nhiều lần, không nín tiểu được, khi đi thường đau buốt, đầu thường đau căng, tim đập nhanh.

Huyết áp tăng cao, thể trang suy nhược thiếu máu, phù thũng. Trong nước tiểu có thể có máu mủ và vi khuẩn.

c. Lao thận

Bệnh nhân có biểu hiện thân nhiệt thấp, tự ra nhiều mồ hôi. Đồng thời, bệnh nhân đi tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu thường có máu. Có thể biểu hiện các chức năng thận bị giảm kèm theo cao huyết áp.

d. Nang thận

Biểu hiện ở đau lưng, đôi khi đau bụng, bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu. Khi các nang thận phát triển, huyết áp thường tăng cao, đồng thời với sự xơ cứng các động mạch.

e. Có u ở tuyến thượng thận

Người bệnh có biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, đau đàu, buồn nôn, thị lực giảm, đổ mồ hôi nhiều, tay chân lạnh và tê bì. Bên cạnh đó, bệnh nhân vị đau vùng ngực và bụng, kém ngủ, tinh thần căng thẳng kèm theo tăng huyết áp.

f. Động mạch xơ cứng

Với trường hợp này, do thành mạch bị biến đổi, dày lên và xơ cứng, tính đàn hồi bị giảm kèm theo lòng mạch nhỏ lại. Trường hợp này dẫn đến sự tăng huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu bình thường hoặc hơi hạ. Thường gặp ở bệnh nhân tuổi trung niên.

Triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện tim đạp nhanh, hồi hộp, động mạch vành bị biến dạng dẫn đến đau thắt ngực, cơ tim bị cứng hóa.

Trường hợp hẹp miệng động mạch chủ thường do bẩm sinh và đa phần thấy ở nam giới. Tính chất nặng hay nhẹ là do mức độ hẹp của miệng động mạch chủ. Có người khi tuổi trưởng thành mới phát hiện thấy. Cơ thể thường biểu hiện mệt mỏi, đau vùng tim, tim đạp nhanh. Huyết áp ở tay cao, huyết áp ở chân thấp hơn.

Thời gian đầu, huyết áp thường biểu hiện ở mức độ vừa kèm theo đâu đầu, chóng mặt, tiểu nhiều, tiểu đêm, chân tay vô lực tê bì, co quắp. Với các xét nghiệm máu, có thể thấy hàm lượng kali giảm và natri tăng. Ngoài ra, hẹp động mạch chủ cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp.

g. Cường năng tuyến giáp

Do hormon tuyến giáp phân tiết quá nhiều dẫn đến tim đạp nhanh, tinh thần căng thẳng, đổ nhiều mồ hôi. Bệnh nhân sợ nóng, mắt bị lồi. Ngoài ra, bệnh nhân bị phù tuyến giáp, thường ăn nhiều mà trọng lượng cơ thể lại giảm do chuyển hóa cơ bản tăng kèm theo tăng huyết áp tối đa, còn huyết áp tối thiểu thấp.

h. Nhiễm độc thai nghén

Phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ có thể có cơn cao huyết áp, biểu hiện bằng những cơn co giật, thường gọi là sản giật.

Ngoài ra một số thuốc như Corticoid, thuốc phòng ngừa thai, thuốc cam thảo dùng lâu ngày… đều có thể gây cao huyết áp tạm thời.

Bên cạnh đó do tăng hàm lượng cholesterol trong máu vượt quá giới hạn cho phép (5.68 mmol/l) sẽ ảnh hưởng đến thành mạch.

2.Nguyên nhân bên ngoài

thuc pham cay nong

  • Do ăn uống: Bệnh nhân ăn nhiều các chất cay nóng, kích thích trong thời gian kéo dài như rượu, café, thuốc lá, chế độ ăn uống nhiều mỡ động vật, ăn mặn.
  • Do căng thẳng thần kinh: do làm việc không điều độ dẫn đến lo nghĩ, sợ hãi.
  • Do các yếu tố môi trường: quá nhiều tiếng động mạnh, tiếng ồn…
  • Uống thuốc tránh thai, corticoid cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

3. Theo Đông y

Theo Sở Nghiên cứu Nội khoa Viện nghiên cứu Trung y Thượng Hải, nguyên nhân chủ yếu gây cao huyết áp là “thất tình” (7 loại cảm xúc của con người như vui, buồn, giận dữ…). Từ nguyên nhân này dẫn đến một số bệnh khác mà Y học cổ truyền gọi là thường đề cập đến là Phong, Hỏa, Đờm, Hư. Cụ thể:

lo au

  • Lo luồn suy nghĩ căng thẳng có thể làm khí hư. Khí mất lâu sẽ hóa hỏa. Giẫn dữ (nộ) làm hại Can, Can hỏa vượng lên gây nội phong.
  • Lo buồn suy ngũ làm hại Tỳ. Tỳ hư khí suy không chế ngự được Thận sẽ sinh ra đờm thấp. Đờm thấp có thể sinh nhiệt và nhiệt có thể sinh ra nội phong.
  • Tỳ hư ảnh hưởng đến dinh dưỡng kém sút, tinh hậu thiên của các phủ tạng suy kém gây ra Hư, nhất là đối với Thận âm.
  • Thận âm hư làm cho Can huyết hư không nuôi dưỡng được Can, nhẹ thì gây Âm hư Can vượng, nặng thì sinh Can mộc nội phong.

Các yếu tố này tuy bao gồm Phong, Hỏa, Đờm, Hư nhưng chủ yếu so Nội phong và Hỏa vượng.

Tóm lại, có rất nhiều nguyen nhan benh cao huyet ap, tuy nhiên chủ yếu do nguyên nhân bên trong. Mặc dù vậy, các nguyên nhân bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. Để phòng và điều trị hiệu quả nhất, bệnh nhân cần điều trị các nguyên nhân bên trong và khắc phục yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp đồng thời chủ động theo dõi thường xuyên với dụng cụ đo huyết áp.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top