Tụt huyết áp là hiện tượng chúng ta dễ mắc phải nhưng cũng rất dễ điều trị. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể gây một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, hoặc thậm chí dẫn tới một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết.
1.Tụt huyết áp và những biểu hiện thường gặp
Tụt huyết áp là hiện tượng xảy ra khi chỉ số huyết áp bất ngờ hạ xuống thấp (dưới 90mmHg), khiến tượng máu và oxy cung cấp tới các cơ quan bị giảm sút đột ngột một cách nghiêm trọng, đặc biệt là não bộ.
Hệ quả là người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như sau: mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, thần sắc nhợt nhạt, buồn nôn,… nặng hơn có thể dẫn đến ngất xỉu. Điều đặc biệt nguy hiểm là tụt huyết áp có thể xảy ra bất cứ thời gian nào, nhất là những người có tiền sử huyết thấp và thay đổi tư thế bất ngờ.
2.Những nguyên nhân gây tụt huyết áp
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tụt huyết áp, tuy nhiên theo các ghiên cứu mới nhất, nguyên nhân chính của hầu hết trường hợp là do suy giảm chức năng của hệ thần kinh thể dịch.
Khi xảy ra sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh thể dịch (do hoạt động kém hiệu quả của tim, các thụ thể cảm áp bị giảm độ nhạy,…) thì quá trình điều hòa huyết áp của cơ thể sẽ diễn ra chậm chạp, dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp.
Bên cạnh đó thì tụt huyết áp cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân khác như:
1.Mất nước:
Mất nước sẽ làm giảm thể tích máu, khiến tình trạng tụt huyết áp dễ xảy ra hơn. Ngoài ra, rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tiêu chảy, nôn mửa, mất máu,… cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
2.Thiếu máu, chất lượng máu kém:
Đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển cũng như chất lượng oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan nên dễ gây ra hiện tượng tụt huyết áp.
3.Tác dụng phụ của thuốc:
Việc sử dụng hoặc lạm dụng một số loại thuốc sau có thể gây ra tác dụng phụ là tụt huyết áp, như thuốc rối loạn cương dương như slidenafil (Viagra), thuốc chống trầm căm như amitriptyline (Elavil), thuốc Parkinson như levodopa – carbidopa (Sinemet), thuốc điều trị cao huyết áp,…
Đôi khi, do một yếu tố khách quan, tụt huyết áp có thể xảy ra bởi bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào máu (nhiễm khuẩn huyết). Nó có thể gây ra hạ huyết áp nghiêm trọng (sốc nhiễm trùng) hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngoài ra còn một số ít trường hợp dị ứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng (phản vệ) khi bị côn trùng đốt, phản ứng thuốc kháng sinh hoặc một số loại thực phẩm. Kết quả là làm cho huyết áp tụt giảm nghiêm trọng.
Tóm lại, huyết áp thấp tuy không phải bệnh nghiêm trọng nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không sơ cứu kịp thời. Vì vậy, mọi người nên chú có chế độ ăn uống hợp lý cũng như tự có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và bổ sung thêm kiến thức phòng bệnh, sơ cứu để kịp thời xử lý khi xảy ra hiện tượng tụt huyết áp, nhằm phòng tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.