Bên cạnh tăng huyết áp thì huyết áp thấp cũng là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên trái với lo ngại của nhiều người, bệnh huyết áp thấp thường không gây nguy hiểm và có thể được kiểm soát dễ dàng.
Huyết áp thấp là gì?
Thông thường chỉ số huyết áp ở mỗi người luôn dao động nhẹ quanh ngưỡng 120/80 mmHg, trong đó 120 là giá trị huyết áp tâm trương và 80 là giá trị huyết áp tâm thu. Nếu một trong hai chỉ số này khiến huyết áp liên tục thấp hơn ngưỡng 90/60 mmHg thì bác sĩ sẽ bắt đầu chẩn đoán bạn mắc bệnh huyết áp thấp.
Các chuyên gia cho rằng bản thân huyết áp thấp không gây nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh đi kèm với một số triệu chứng lâm sàng thì bạn cần đến bác sĩ hay cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị hợp lý.
Triệu chứng bệnh huyết áp thấp:
Khi huyết áp xuống thấp bất thường, lượng máu lưu thông lên não và các cơ quan khác sẽ bị thiếu hụt, khiến bạn gặp phải triệu chứng rõ rệt như :
– Đau đầu, chóng mặt.
– Ngất xỉu
– Mất nước, buồn nôn
– Khó tập trung và dễ nổi cáu
– Thở dốc, khó thở sau khi vận động mạnh.
Những dấu hiệu này cho thấy bên cạnh yếu tố tự nhiên thì bệnh huyết áp thấp có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân khác. Bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra, tránh các biến chứng về sau.
Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh huyết áp thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên sau khi chẩn đoán, bác sĩ luôn tiến hành kiểm tra thêm để xác định cụ thể. Nhìn chung, bệnh huyết áp thấp thường xuất hiện theo sau các tình trạng:
– Trong thời kỳ mang thai
– Mất máu do chấn thương hoặc xuất huyết
– Hội chứng nhiễm trùng huyết (sepsis)
– Bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, hẹp van tim.
– Cơ thể mất nước do nôn mửa, sốt, tiêu chảy.
– Sốc phản vệnh do dị ứng thuốc, thức ăn, độc tố.
Cách điều trị:
Tương tự như bệnh tăng huyết áp, người mắc huyết áp thấp hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn bệnh chuyển biến xấu thông qua hai phương pháp: thay đổi lối sống và dùng thuốc bổ trợ. Bạn hãy luôn lưu ý:
– Nghỉ ngơi đầy đủ và thức dậy đúng cách. Bệnh lý này đòi hỏi bạn phải luôn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Ngoài ra bạn không nên thức dậy đột ngột, gây thiếu máu não mà cần dành ít thời gian để cơ thể thức tỉnh và ngồi dậy từ từ.
– Tăng cường rèn luyện thể lực. Các hoạt động đơn giản như đi bộ, đạp xe, bơi lội vừa giúp bạn tăng cường sức khỏe vừa giữ huyết áp trong ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, người bệnh huyết áp thấp nên tránh nhưng môn thể thao vận động, va chạm mạnh vì sẽ ảnh hưởng xấu đến tim mạch, nhịp thở.
– Ăn uống lành mạnh, điều độ. Trái với bệnh tăng huyết áp, người huyết áp thấp nên hấp thụ đủ lượng muối để giúp giữ nước trong cơ thể và tăng luồng máu lưu thông. Đặc biệt phụ nữ nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất sắt để tránh tình trạng thiếu máu.
– Theo dõi huyết áp thường xuyên là một việc làm hết sức cần thiết trong việc kiểm soát sức khỏe cho mỗi chúng ta. Để theo dõi huyết áp tại nhà dễ dàng, bạn dùng máy đo huyết áp điện tử. Máy đo huyết áp điện tử sử dụng dễ dàng và cho kết quả chính xác cao.
Ngoài liệu pháp tự nhiên như trên thì tùy vào chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thêm một số loại thuốc để điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh. Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc Đông – Tây giúp trị huyết áp thấp nhưng bạn chỉ nên tuân theo chỉ dẫn, thăm khá của bác sĩ để dùng đúng thuốc kê đơn.
Các bạn có thể đặt mua máy đo huyết áp điện tử ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi đặt hàng online + Free giao hàng toàn quốc.