Đau cột sống thắt lưng là một trong những bệnh thường gặp. 80% dân số gặp bệnh này. Vậy bạn có biết cụ thể nguyên nhân và chẩn đoán đau cột sống thắt lưng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm kiếm thông tin cụ thể và chính xác.
Đau cột sống thắt lưng là gì?
Đau cột sống thắt lưng là biểu hiện thường gặp, có 80% dân số bị biểu hiện này trong một đời người. Độ tuổi bắt đầu bị thường từ 30% – 50% và tỷ lệ nam nữ tương đương nhau.
Đau cột sống thắt lưng cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của người bệnh cũng như chi phí điều trị rất tốn kém.
Nguyên nhân đau cột sống thắt lưng
Cột sống bao gồm: đốt sống, đĩa đệm, mỏm ngang, mỏm gai, các khớp bề mặt đốt sống, thần kinh đốt sống, động mạch đốt sống, dây thần kinh, rễ thần kinh, khối các dây chằng, khối cơ cạnh cột sống. Khi có tổn thương bất cứ một trong những thành phần trên đều gây đau cột sống thắt lưng.
Nguyên nhân thường gặp nhất là chấn thương cơ, dây chằng cột sống, thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, sự tương quan giữa biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh là rất ít.
Việc chẩn đoán nguyên nhân cần phải trả lời được 3 câu hỏi:
- Có phải đau so bệnh toàn thể không?
- Có yếu tố stress tâm lý và xã hội làm tình trạng đau tăng lên và kéo dài không?
- Có tổn thương thần kinh đòi hỏi phải xem xét vấn đề phẫu thuật không?
Chẩn đoán đau cột sống thắt lưng
Các bước chẩn đoán đau cột sống thắt lưng bao gồm 5 bước chính
1. Hỏi bệnh
Bác sĩ sẽ khai khác các yếu tố nguy cơ như:
- Bệnh nhân phải mang vác, làm việc giữ nguyên tư thế lâu, béo phì, các yếu tố công việc khác.
- Tuổi: bệnh nhân dưới 45 tuổi, nguyên nhân có thể do chấn thương, bệnh lý (viêm đốt sống đĩa đệm, bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính…) hoặc vẹo cột sống bẩm sinh.
- Giới tính: bệnh nhân nam trẻ tuổi; cần khai thác các biểu hiện của các bệnh bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính như viêm cột sống dính khớp.
2. Tiền sử
– Hoàn cảnh khởi phát cơn đau: Cơn đau có xuất hiện đột ngột không? Cơn đau có liên quan đến chấn thương, tổn thương xương hay phần mềm? Đau từng lúc hay có âm ỉ?
– Vị trí đau: Cơn đau ở vùng ổ bụng hay tiểu khung? Có lan hay không? Có liên quan đến các dấu hiệu kích thích rễ thần kinh không?
– Yếu tố tác động đến tình trạng đau: Bệnh nhân có bị đau khi vận động không? Nếu có thì cần xem xét nguyên nhân do thoái hóa hoặc hẹp ống sống. Cơn đau có tăng khi ho hoặc hắt hơi thường do kích thích rễ.
– Yếu tố khác: Hoàn cảnh gia đình, tâm lý, stress; người lớn tuổi, hút thuốc lá, kinh tế khó khăn… đều là những yếu tố nguy cơ gây đau cột sống thắt lưng.
3. Triệu chứng thần kinh
Các triệu chứng về thần kinh ở bệnh nhân đau cột sống thắt lưng rất quan trọng và là điều nhất thiết cần thực hiện khai thác. Nếu có biểu hiện thần kinh, các bác sĩ xẽ tiếp tục xác định vị trí tổn thương và xem xét can thiệp sớm khi cần thiết.
- Biểu hiện kích thích rễ bao gồm yếu chi, dị cảm, tê bì. Các biểu hiện này thường xuất hiện sau 20 tuổi. Nếu xuất hiện ở bệnh nhân từ 20 – 50 tuổi, thường do thoát vị đĩa đệm. Nếu xuất hiện ở người trên 60 tuổi, thường do thứ phát sau xẹp ống sống do thoái hóa. Ngoài ra, biểu hiện kích thích rễ cũng có thể do ung thư di căn hoặc nhiễm khuẩn gây tổn thương dây thần kinh và rễ thần kinh.
- Rối loạn cơ tròn (ruột, bàng quang): thường là biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa. Người bệnh cần được chẩn đoán nguyên nhân và xử lý kịp thời. Bác sĩ sẽ quan tâm đến các vấn đề: tuổi tác, tiền sử chấn thương, giảm chiều cao, có sốt, đau vào ban đêm, khi nghỉ ngơi, tiền sử ung thư, sử dụng glucocorticoids. Các dấu hiệu thần kinh hay gặp trong tổn thương đĩa đệm như sau:
Vị trí | Đau | Cảm giác | Vận động yếu | Phản xạ |
L3 – 4 | Trước bên đùi, giữa gối | Trước bên đùi | Cơ duỗi gối | Bánh chè giảm |
L4 – 5 | Mặt sau đùi, phía trên bụng chân, phía sau bàn chân, ngón cái | Phía sau bên bụng chân, sau bàn chân, kẽ chân ngón cái | Cơ gấp sau cổ chân, cơ duỗi ngón chân cái | Không có gì đặc biệt |
L5 – S1 | Mông, sau đùi, bụng chân, gót, trên bàn chân, mặt bên ngón cái | Mông, sau đùi, bắp chân, mặt bên của bàn chân, mặt bên 2 ngón cái | Cơ gấp gan bàn chân bình thường hoặc giảm | Giảm phản xạ gân gót |
4. Chẩn đoán phân biệt đau cột sống thắt lưng
– Đau do nguyên nhân cơ học (chiếm 97%): Căng cơ, bong gân chiếm 70%, thoái hóa đĩa điễm, diện khớp; thoát vị đĩa đệm; hẹp ống sống, xẹp lún đốt do loãng xương; bệnh lý cột sống; gãy xương do chấn thương, bệnh bẩm sinh, trượt đót sống, tiêu đốt sống; vỡ bên trong đĩa đệm, lệch đĩa đệm cột sống.
– Đau không do nguyên nhân cơ học (chiếm 1%): gồm các nguyên nhân: ung thư, nhiễm khuẩn, viêm khớp, việm cột sống dính khớp, Scheuermann’s, Paget’s…
– Bệnh về nội tạng (chiếm 2%): gồm các bệnh lý ở vùng tiểu khung (tiền liệt tuyến, bệnh nội mạc tử cung, bệnh viêm mạn tính vùng tiểu khung), bệnh thận (sỏi thận, viêm thận, bể thận, abscess quanh thận), bệnh tiêu hóa, phình động mạch chủ…
5. Các phương pháp chẩn đoán thăm dò
– Chụp X quang: chụp tư thế trước sau, nghiêng và chếch.
– Scintigraphy xương: để phát hiện ung thư di căn hoặc nghi ngờ nhiễm trùng.
– Chụp CT (Computed tomography): chụp CT không bơm thuốc cản quang cho thấy cấu trúc xương đốt sống, phát hiện hẹp ống sống. Bên cạnh đó, chuoj CT có bơm cản quang có thể phát hiện tổn thương thần kinh.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể đánh giá được cấu trúc mô mềm và xương, phát hiện khối u. Có thể phát hiện được 30% những tổn thương không có triệu chứng lâm sàng.
– Điện cơ: giúp phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh.
Nguyên nhân và cách chẩn đoán dau cot song that lung vô cùng quan trọng với người bệnh. Chính vì thế, bác sĩ cần tìm hiểu chính xác những điều này để đưa ra kết luận và hướng điều trị hiệu quả.