Hạt cơm (mụn cóc) là một loại bệnh da liễu thường gặp ở nhiều người từ đối tượng già cho đến trẻ. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh có khả năng lây lan trên cơ thể và cho những người xung quanh. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nắm rõ được bệnh hạt cơm là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có hướng xử lý nhanh chóng và hiệu quả khi không may mắc phải.
1.Bệnh hạt cơm (mụn cóc) là gì?
Bệnh hạt cơm, hay còn gọi là mụn cóc, là một dạng tăng sản của da gây ra do virus. Virus này thuộc nhóm virus papilloma ở người gây ra chứng mụn cóc. Những loại virus khác nhau thường gây bệnh ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể
Mụn hạt cơm được phân thành 3 loại là: mụn hạt cơm thường, mụn hạt cơm phẳng, mụn hạt cơm bàn chân.
Hạt cơm thường:
– Là những nốt tổn thương sùi ra ngoài bề mặt mình bán cầu hoặc dẹt, được kính khoảng 1 – 2cm do HPV type 2 gây ra, ở phần trung tâm có thể lõm xuống, bề mặt hạt cơm tạo rãnh, khía hoặc tăng gai và tạo thành những đám sừng như miệng giếng.
– Vị trí mụn cơm thường mọc là ở mu bàn tay, các kẽ ngón tay, ít gặp ở lòng bàn tay.
Hạt cơm phẳng:
– Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa.
– Thường xuất hiện ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân và do HPV type 3,10 gây nên.
– Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh.
Hạt cơm bàn chân:
– Do HPV typ 1 gây nên.
– Đây là một điểm sừng hình tròn sần sùi, đầu trắng đục, khi vận động hoặc đụng chạm vào nó sẽ có cảm giác đau nhức, thường mọc đơn độc ở gam bàn chân.
– Có những nốt mụn cơm gây tổn thương tròn dạng đĩa, phần trung tâm dầy sừng và bề mặt tạo thành những điểm màu đen.
2.Nguyên nhân khiến cho mụn hạt cơm xuất hiện trên da
Lây truyền từ người khác:
Theo các chuyên da bệnh hạt cơm có thể lây truyền từ người này qua người khác nếu sử dụng các vật dụng cá nhân chung như khăn tắm, quần áo,..
Suy giảm miễn dịch:
Bệnh nhân mắc các bệnh AIDS, HIV rất dễ bị mắc bệnh hạt cơm.
Lây nhiễm qua đường tình dục:
Bệnh hạt cơm có thể lây truyền qua đường tình dục do đó mọi người cần có biện pháp bảo vệ để tránh mắc phải bệnh này.
Lây truyền từ mẹ sang con:
Theo nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ trong thời kỳ mang thai bị bệnh hạt cơm, con cái sinh ra có nguy cơ bị bệnh rất cao.
Lây qua vết trầy xướt:
Khi bị mắc bệnh, bệnh nhân có xu hướng gãi, hoặc chà xác mạnh sẽ tạo thành các vệt lan theo đường gãi gây nên nhiễm trùng da.
Ngoài việc gây mất thẩm mỹ cho làn da, mụn hạt cơm mọc ở bàn tay, bàn chân còn gây ra tình trạng vướng cộm, đau đớn và chảy máu trong khi sinh hoạt. Nếu mụn hạt mọc ở bộ phận sinh dục, có thể gây viêm nhiễm, tiết dịch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam và nữ.
3.Triệu chứng bệnh hạt cơm được biểu hiện ra sao?
Mụn hạt cơm có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào trên da hoặc niêm mạc và thường tái phát rất nhiều lần. Việc nhận biết được các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp mọi người có cách điều trị kịp thời.
Tùy theo tuýt HPV mà chia bệnh thành nhiều dạng khác nhau, tương ứng với mỗi dạng sẽ có những triệu chứng như sau:
Hạt cơm bàn chân do HPV týp 1 gây nên
Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là xuất hiện một điểm dày sừng hình tròn sùi vào sâu, kèm theo cảm giác đau đớn khi người bệnh vận động hoặc đụng chạm vào. Các nốt sùi này thường đơn lẻ, phần trung tâm dày dừng mà bề mặt tạo thành những điểm đen (có thể do mao mạch bị tắc hoặc bị bít)
Hạt cơm thường do HPV týp 2 gây nên
Các hạt cơm sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, đường kính từ vài mm ở phần trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, tạo thành rãnh, khía. Quanh các đám dày sừng lại có những đám dày sừng kề cận tạo thành như miệng giếng thường gặp là ở mu bàn tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái và đôi khi tập hợp lại.
Hạt cơm filiformes vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng.
Hạt cơm phẳng do HPV týp 3, 10 gây nên
Tổn thương là những sẩn nhỏ ít khi nổi cao, màu vàng, hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải hoặc tạo thành mảng người bệnh thường cảm giác hơi ngứa.
Hạt cơm phẳng thường mọc ở mu bàn tay, cánh tay, ngón tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân, những người suy giảm miễn dịch.
4.Cách điều trị bệnh hạt cơm
Việc điều trị mụn cóc thường thành công nhưng không phải lúc nào cũng loại bỏ hẳn được mụn cóc. Chính việc điều trị có thể gây ra các biến chứng như đau nhức, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. Loại mụn cóc không gây đau có thể không cần phải điều trị. Cần tránh việc làm lây lan virus, ví dụ như, bảo đảm rằng mụn cóc được che phủ khi bạn sinh hoạt ở nơi công cộng.
Điều trị còn phụ thuộc vào vị trí có mụn cóc. Dạng mụn cóc thông thường ở cánh tay, bàn tay, và cẳng chân có thể được điều trị bằng dung dich axit salicylic. Thoa dung dịch lên mụn cóc vào mỗi buổi tối và mỗi sáng cho đến khi phần da chết được lột bỏ. Mụn cóc ở chân có thể được chữa trị bằng thuốc dán acid salicylic 40%. Mụn cóc dẹt thường được chữa trị bằng phương pháp lột da có sử dụng kem tretinoin hay 5-fluorouracil. Đối với mụn cóc sinh dục, cả hai người phối ngẫu luôn cần phải đi khám bác sĩ.
Nếu những phương pháp điều trị này không có hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc mạnh hơn như kem imiquimod hoặc acid trichloroacetic. Các phương pháp khác bao gồm làm đốt lạnh, tiêm mụn cóc bằng loại thuốc kích thích hệ miễn dịch, phẫu thuật cắt bỏ hoặc đốt mụn cóc bằng tia laser hoặc điện.
5.Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:
- Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc để tránh làm lây lan mụn cóc;
- Liên lạc với bác sĩ nếu như chứng mụn cóc không chữa trị được bằng dung dịch acid salicylic không kê đơn;
- Liên lạc với bác sĩ nếu chứng mụn cóc không cải thiện tốt hơn sau vài tuần điều trị.
Ngoài ra, để phòng ngừa và giảm nguy cơ bị mụn cóc, bạn nên thực hiện những điều sau:
- Không cắn móng tay. Mụn cóc thường xuất hiện khi da bị tổn thương. Việc cắn vùng da quanh móng tay có thể tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào da.
- Chăm sóc da cẩn thận. Để tránh lây lan virus, không chải, cắt hoặc cạo ở những khu vực có mụn cóc. Nếu bạn phải cạo râu, nên dùng dao cạo râu điện.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân. Virus có thể lây truyền từ vật dụng cá nhân của người bị mụn cóc.
- Không nặn mụn có Việc nặn mụn cóc có thể làm lây lan virus. Nên che mụn cóc bằng băng gạc.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc, kể cả mụn cóc của chính bạn.
- Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc hoặc các vật dụng dùng chung.
- Tránh đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ấm, ẩm ướt vì virus mụn cóc thường tồn tại ở những nơi này. Nên mang giày tắm khi sinh hoạt ở phòng tắm, phòng thay đồ, hoặc hồ bơi công cộng.
- Giữ chân khô. Nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều, nên mang vớ hút ẩm.
- Tránh làm tổn thương lòng bàn chân. Mụn cóc thường phát triển dễ dàng hơn khi da bị tổn thương.