Nhiệt độ chênh lệch ngày đêm cao khiến đột quỵ gia tăng

Nhiệt độ miền Bắc đang có sự chênh lệch giữa ngày và đêm rất rõ rệt. Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá lớn có thể gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, đột quỵ. Trẻ em và người cao tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất.

>> Detox giúp ngừa đột quỵ

Bệnh nhân đột quỵ tăng đột biến

Thống kê của Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện Thanh Nhàn – cho thấy trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh tăng 15-30%. Đột quỵ do nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, loạn nhịp tim, bệnh van tim…

Tương tự, tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Quân y 103, cũng ghi nhận nhiều người cao tuổi nhập viện điều trị do đột quỵ hoặc các bệnh về tim mạch, hô hấp, xương khớp…

Nhiệt độ cao vào ban ngày có thể khiến cơ thể mất nước, hạ huyết áp. Ngược lại, nhiệt độ quá lạnh gây co mạch ngoại biên, tăng huyết áp. Sự thay đổi này càng đột ngột, càng chênh lệch lớn, nguy cơ đột quỵ càng cao.

Ngoài ra, thời tiết lạnh dễ đẫn đến hình thành huyết khối trong lòng mạch máu, tăng nguy cơ tổn thương tim mạch. Do đó, người lớn tuổi và người trưởng thành nên mặc đủ ấm vào ban đêm, đủ mát vào ban ngày và bổ sung nước thường xuyên khi trời nóng. Tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là khi vừa ngủ dậy.

Biện pháp ngừa đột quỵ mùa lạnh

Vào mùa lạnh, những người mà khả năng thích nghi kém (đặc biệt là người già) phải luôn giữ ấm, đi ra ngoài cần đội mũ, quàng khăn, tránh bị thay đổi nhiệt độ phần đầu mặt cổ một cách đột ngột.

Điều quan trọng nhất là cần giữ huyết áp ổn định, tránh áp lực cao lên thành mạch máu dẫn đến vỡ mạch, chảy máu ra ngoài.

Với người tiền sử huyết áp cần theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà.

Người bình thường cần theo dõi chỉ số SPO2 bằng máy đo SPO2 tại nhà bất cứ lúc nào để dự phòng đột quỵ.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top