Nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì? Có nguy hiểm không?

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là tình trạng tim đập quá nhanh và khiến tim không được bơm đầy máu. Trong trường hợp thường xuyên xảy ra với tần suất cao thì rất nguy hiểm. Chính vì thế hãy theo dõi ngay dấu hiệu nhận biết, cách ứng phó kịp thời của nhịp nhanh kịch phát trên thất nhé.

>> Tim phì đại

>> Thiếu máu cơ tim

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì?

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là tình trạng tim đập quá nhanh và khiến tim không được bơm đầy máu. Các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất thường bắt đầu ở các buồng tim phía trên (tâm nhĩ). Khi cơn nhịp nhanh kịch phát xuất hiện, nhịp tim có thể tăng lên 200 nhịp/phút.

Nguyên nhân gây nhịp nhanh kịch phát trên thất

Thông thường, các buồng tim (bao gồm tâm nhĩ và tâm thất) sẽ phối hợp với nhau để co bóp theo quy trình sau:

– Tín hiệu điện tim xuất phát từ nút xoang trong tim.

– Tín hiệu điện di chuyển qua các buồng tim trên (tâm nhĩ) và khiến cho tâm nhĩ co lại.

– Tín hiệu điện di chuyển xuống các buồng tim dưới (tâm thất) và khiến tâm thất co lại.

Tuy nhiên, với người bị nhịp nhanh kịch phát trên thất, một số rối loạn có thể xảy ra tại buồng tim phía trên, khiến nhịp tim tăng nhanh bất thường. Nguyên nhân gây nhịp nhanh kịch phát trên thất thường là do dùng liều cao một số loại thuốc tim mạch.

Yếu tố nguy cơ gây nhịp nhanh kịch phát trên thất

Một số yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhịp nhanh kịch phát trên thất: Uống rượu bia, tiêu thụ nhiều caffeine hay các chất kích thích khác, hút thuốc lá…

Triệu chứng cảnh báo nhịp nhanh kịch phát trên thất

Các triệu chứng cảnh báo nhịp nhanh kịch phát trên thất thường bắt đầu và dừng đột ngột. Chúng có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ, bao gồm: Cảm thấy lo lắng, tức ngực, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, khó thở, thậm chí chóng mặt hoặc choáng ngất.

Làm sao chẩn đoán nhịp nhanh kịch phát trên thất?

Khi có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất thì nhịp tim tăng lên rất cao. Thậm chí, bạn có thể nhận thấy các mạch đập rõ ở cổ khi trải qua tình trạng này. Thông thường, trong cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp tim có thể tăng hơn 100 nhịp/phút, thậm chí tăng tới hơn 250 nhịp/phút. Khi tình trạng này qua đi, nhịp tim sẽ trở lại nhịp độ bình thường: 60 – 100 nhịp/phút.

Các bác sĩ có thể cho bạn làm điện tâm đồ (ECG), thăm dò điện sinh lý tim (EPS) để chấn đoán chính xác nhịp nhanh kịch phát trên thất. Do cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất đến rồi đi bất chợt, nên bạn có thể phải đeo máy theo dõi nhịp tim trong vòng 24 giờ hoặc lâu hơn theo chỉ định của bác sĩ mới có thể tìm ra bệnh.

Đối phó với cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Trong trường hợp cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất xảy ra không thường xuyên, không đi kèm với các triệu chứng hay các bệnh tim mạch khác, bạn chưa cần điều trị và có thể thử thực hiện một số điều sau để khắc phục tình trạng nhịp tim nhanh:

– Nghiệm pháp Valsalva: Bóp mũi và ngậm chặt miệng, sau đó cố thở ra. Lưu ý là phương pháp này không áp dụng ở những người bệnh mạch vành, người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.

– Ho khi ngồi và cong người về phía trước.

– Rửa mặt bằng nước lạnh.

– Không hút thuốc lá, hạn chế caffeine và các chất kích thích khác.

Điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất

Trong trường hợp cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất nghiêm trọng, bạn có thể cần đi cấp cứu, sốc điện, tiêm để phục hồi nhịp tim bình thường. Tốt hơn hết, bạn nên đi cấp cứu ngay khi thấy các triệu chứng nhịp nhanh kịch phát trên thất không tự hết sau vài phút.

Nếu các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất xảy ra với tần suất cao, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện biện pháp điều trị lâu dài như:

– Triệt đốt rối loạn nhịp tim qua ống thông.

– Sử dụng thuốc.

– Dùng máy tạo nhịp tim.

– Phẫu thuật nhằm thay đổi đường dẫn tín hiệu điện trong tim.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top