Trái tim được coi là bộ phận “vất vả” nhất trong cơ thể con người, bởi lẽ chúng phải đập tới 100.000 lần/ngày để bơm máu đi nuôi cơ thể. Vậy khi nhịp tim không đều, rối loạn nhịp tim có phải bị bệnh không?
>> Nhịp tim nói gì về sức khỏe của bạn
Nhịp tim không đều, rối loạn nhịp tim có phải bị bệnh không
Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể cảm thấy tim đập nhanh hơn, trái tim như rung lên trong lồng ngực hay đôi khi là cảm giác trái tim bỏ lỡ mất một nhịp… Trong nhiều trường hợp, tình trạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều là hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có trường hợp rối loạn nhịp tim là triệu chứng cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm hơn, có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tim mạch, bệnh mạn tính nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim?
Rối loạn nhịp tim có nhiều nguyên nhân, thông thường là do quá căng thẳng, tiêu thụ nhiều caffeine…
Bìnhs thường, nhịp tim được kiểm soát bởi những xung điện trong tim. Những xung điện này được hình thành từ các nút xoang trong tâm nhĩ. Sau đó, những xung điện này tiếp tục được truyền xuống tâm thất thông qua các nút nhĩ thất.
Bất kỳ trục trặc nào diễn ra trong quá trình truyền xung điện trong các buồng tim đều có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.
Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, tình trạng rối loạn nhịp tim chỉ mang tính tạm thời và không đe dọa tính mạng. Ví dụ, bạn có thể bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều do tác dụng phụ của thuốc; Bạn cảm thấy quá lo lắng, căng thẳng hoặc tiêu thụ quá nhiều caffeine.
Vậy khi nào cần đi khám khi bị rối loạn nhịp tim?
Bạn nên đi khám nếu:
– Tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài, thường xuyên bị tái phát.
– Bạn bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim sung huyết hoặc có người thân trong gia đình cũng mắc các bệnh tim mạch.
– Bạn thấy choáng váng, đau tức ngực và/hoặc khó thở.
Đặc biệt, nếu tình trạng rối loạn nhịp tim đi kèm với các triệu chứng choáng váng, đau tức ngực, khó thở, bạn nên đi khám ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngừng tim đột ngột.
Rối loạn nhịp tim nên theo dõi như nào?
Nếu không có bất kỳ triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ nào nói trên, bạn có thể theo dõi thêm tại nhà để đảm bảo tình trạng rối loạn nhịp tim chỉ là tạm thời. Hãy chú ý loại bỏ những yếu tố có thể kích hoạt tình trạng nhịp tim không đều (căng thẳng, tiêu thụ nhiều caffeine…) bằng cách hạn chế uống quá nhiều cà phê, nước tăng lực, thường xuyên ngồi thiền hoặc tập yoga.
Lúc này bạn nên sắm một chiếc máy theo dõi nhịp tim tại nhà. Hiện nay có nhiều máy đo nhịp tim tại nhà, hoặc máy đo nhịp tim tích hợp với đo huyết áp hay nồng độ oxy trong máu.
Máy đo nhịp tim kèm spo2
Bạn có thể tham khảo:
Máy đo nhịp tim và huyết áp iMedicare:
- Tự động đo hoàn toàn với độ chính xác rất cao;
- Màn hình LCD kích thước lớn (75mm x 70mm) hiển thị các thông số như huyết áp, nhịp tim, thời gian và các cảnh báo…
- Tự động so sánh kết quả đo với cột màu theo phân loại của WHO để đánh giá mức độ tăng huyết áp;
- Chế độ cảnh báo khi phát hiện nhịp tim bất thường;
- Chế độ cảnh báo đo sai tư thế hoặc cử động khi đo;
- Bộ nhớ: 99 kết quả đo.
Máy đo nhịp tim và SPO2 iMediCare:
- Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
- Duy nhất trên thị trường có dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
- Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
- Cảnh báo khi lượng ô-xy bão hoà trong máu giảm xuống dưới 90%;
- Cảnh báo khi nhịp tim nhỏ hơn 50 nhịp/phút hoặc lớn hơn 130 nhịp/phút;
- Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
- Màn hình OLED hai màu với 4 chế độ hiển thị, tự động xoay 4 chiều;
- Tự động tắt sau 5s khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục (sử dụng 2pin AAA 1.5V).
Tùy vào nhu cầu cá nhân để lựa chọn cho phù hợp. Có thể dùng máy đo nhịp tim tích hợp với đo huyết áp hàng ngày là tốt nhất cho người mắc chứng bệnh này.