Chúng ta đều biết rằng tăng huyết áp là kẻ thù số một của trái tim và bộ não. Tăng huyết áp có thể gây tắc mạch não, xuất huyết não gây đột quỵ. Với trái tim, tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng không thể tránh khỏi, thậm chí sẽ rất nặng nề nếu để tình trạng này tồn tại lâu ngày. Một trong những biến chứng của tăng huyết áp trên hệ tim mạch là nhồi máu cơ tim.
>> Những điều cần tránh sau khi bị nhồi máu cơ tim
Tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng của tăng huyết áp, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Bệnh tiến triển thầm lặng kéo dài, ít thấy các triệu chứng lâm sàng.
Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực trên thành động mạch nuôi tim. Lâu ngày tạo thành mảng xơ cứng khiến lớp vỏ thành động mạch bị xơ vữa. Khi có mảng xơ vữa, áp lực dòng máu lớn sẽ dễ gây bong, vỡ mảng xơ vữa. Các mảng này sẽ di chuyển trong lòng mạch, làm bít tắc lòng mạch. Hơn nữa, mảng xơ vữa bong ra cũng là một yếu tố dẫn đến hình thành cục máu đông. Đây là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim.
Người bệnh thường thấy đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc ngực trái. Say đó lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng bụng trên. Cơn đau kéo dài hơn 20 phút. Các dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn. Ngoài ra còn lú lẫn, rối loạn tiêu hóa…
Biến chứng nhồi máu cơ tim do huyết áp tăng
Biến chứng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra sớm trong giai đoạn cấp và những biến chứng muộn sau đó. Cho dù được điều trị, bệnh vẫn có thể gây ra những biến chứng muộn. Bệnh này có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế cho gia đình và xã hội. Vì tình trạng nghiêm trọng của nó, phòng ngừa nhồi máu cơ tim là việc mà mỗi người đều cần phải chú ý thực hiện. Trong đó, phòng ngừa và kiểm soát huyết áp, chế độ sinh hoạt hợp lý cũng là một trong những cách ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim.
Biện pháp khắc phục bệnh nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp
Giảm căng thẳng, bớt mệt mỏi
Không bao giờ là quá muộn để thay đổi những thói quen xấu và xây dựng một lối sống tích cực. Việc thay đổi lối sống góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình điều trị bệnh. Sau đây là một số lời khuyên bác sĩ tim mạch dành cho bạn:
– Không hút thuốc
– Kiểm soát các bệnh lý liên quan: chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp cao và rối loạn mỡ máu.
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả.
– Vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn
– Duy trì cân nặng lý tưởng
– Giảm căng thẳng, bớt mệt mỏi.
Kiểm soát huyết áp hàng ngày hàng ngày bằng máy đo huyết áp iMediCare
Hiện nay, bệnh lý huyết áp cao ngày càng phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi. Bởi vậy cần có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các cơn tăng huyết áp đột ngột nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Để có thể kiểm tra và theo dõi thường xuyên huyết áp của mình tại nhà mà không cần phải đến các trung tâm y tế thì với một chiếc máy đo huyết áp điện tử sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
Máy đo huyết áp iMediCare có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng. Giúp bạn kiểm tra thường xuyên huyết áp và nhịp tim của mình mọi lúc. Sản phẩm dễ dàng mang theo nhằm kiểm soát trình trạng cơ thể và các bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch.
Kiểm soát huyết áp hàng ngày hàng ngày bằng máy đo huyết áp iMediCare
Tính năng đặc biệt
– Tự động đo hoàn toàn với độ chính xác rất cao;
– Màn hình LCD kích thước lớn hiển thị các thông số như huyết áp, nhịp tim, thời gian và các cảnh báo…
– Tự động so sánh kết quả đo với cột màu theo phân loại của WHO để đánh giá mức độ tăng huyết áp;
– Chế độ cảnh báo khi phát hiện nhịp tim bất thường;
– Chế độ cảnh báo đo sai tư thế hoặc cử động khi đo;
– Bộ nhớ: 99 kết quả đo.
Sản phẩm được các bác sĩ tim mạch khuyên dùng. Đặc biệt rất cần thiết cho bệnh nhân bị huyết áp, nhồi máu cơ tim.