Những điều cần biết về bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là tên gọi tắt của tên gọi tắt của bệnh tim mạch mang tính xơ vữa động mạch vành, thường do động mạch vành xơ vữa làm lòng mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu máu, thiếu oxy, mà gây ra cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Thuộc loại bệnh tim mạch do thiếu máu, cũng là một loại bệnh thường gặp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, nhưng rối loạn chuyển hóa lipid là một nhân tố quan trọng. Bệnh thường gặp ở người trung lão niên, hiện nay người trẻ mắc bệnh cũng có xu hướng tăng cao.

Những nhân tố nào dẫn đến bệnh mạch vành?

Bộc phát bệnh mạch vành chủ yếu liên quan những nhân tố dưới đây:

– Bữa ăn không cân bằng.

– Cao mỡ máu

– Tăng huyết áp

– Bệnh tiểu đường

– Chứng béo phì

– Thiếu hoạt động thể lực

– Hút thuốc, thần kinh căng thẳng (stress)…

Triệu chứng bệnh mạch vành

Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến nhất của những bệnh nhân bệnh mạch vành. Tình trạng đau thắt ngực có thể khiến người bệnh có cảm giác thấy ngực:

– Tê liệt

– Nặng nề

– Đau nhức

– Nóng ran

– Căng tức

Cơn đau thắt ngực còn có thể lan tới vai, cánh tay, cổ, lưng và hàm. Ngoài ra, các triệu chứng buồn nôn, vã mồ hôi, mệt mỏi, khó thở và xuất hiện những cơn đau thắt ngực điển hình cũng thường gặp ở phụ nữ bị bệnh mạch vành. Trong một số trường hợp, đau thắt ngực có thể bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng.

Một số triệu chứng khác của bệnh mạch vành bao gồm:

 – Khó thở

– Vã mồ hôi

– Buồn nôn

– Nhịp tim nhanh

– Cơ thể yếu hoặc chóng mặt

– Loạn nhịp tim, đánh trống ngực

Cách bệnh mạch vành tiến triển

Khi bạn còn trẻ, các mảng bám có thể bắt đầu hình thành trên thành động mạch vành. Theo thời gian, các mảng bám tích tụ dần dần và tăng kích cỡ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới động mạch vành và làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu động và cơn đau tim.

Các tết bào miễn dịch, lipoprotein, canxi, cholesterol bám dình vào mảng bám ở thành mạch máu và khiến ống động mạch vành bị hẹp dần. Trong một số trường hợp nếu mảng bám bị vỡ, các cục máu đông có thể làm tắc nghẽn cung cấp máu cho cơ tim, gây ra cơn đau tim. Nếu mạch máu tới não bị tắc nghẽn do cục máu đông có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Điều trị bệnh mạch vành

Nếu bạn mắc bệnh mạch vành, bạn nên được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng bệnh. Với một số trường hợp nhẹ, thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân cần dùng thuốc hoặc phải thực hiện phẫu thuật.

Người bị bệnh mạch cần khám bác sĩ để tìm ra liệu pháp điều trị phù hợp và cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh và tuổi tác, điều kiện sức khỏe của bệnh nhân, bệnh mạch vành có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

1. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh như không hút thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giữ thân hình cân đối, giảm căng thẳng, stress,… để giúp tình trạng bệnh mạch vành dần được cải thiện.

2. Điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc

Nếu điều chỉnh chế độ sinh hoạt chưa đủ để điều trị bệnh mạch vành, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh mạch vành bao gồm:

– Ranolazine: giúp cải thiện tình trạng đau thắt ngực.

– Thuốc ức chế kênh canxi: giúp cải thiện tình trạng đau thắt ngực.

– Nitroglycerin: giúp kiểm soát cơn đau ngực bằng cách làm giãn động mạch vành tạm thời và giảm nhu cầu máu của tim.

– Thuốc rối loạn lipid máu: Các loại thuốc như statin, niacin,… giúp giảm lượng cholesterol có hại tích tụ ở động mạch vành.

– Thuốc chẹn beta(beta blocker): có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp nhờ đó giảm nhu cầu oxy của cơ thể. Thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim.

– Các chất ức chế men chuyển angiotensin và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II: có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa tiến triển của bệnh mạch vành.

– Aspirin: giúp chống đông máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch vành. Bác sĩ có thể khuyến cáo uống aspirin hàng ngày trong một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng aspirin.

3. Điều trị bệnh mạch vành tại nhà

Bạn thực hiện những hướng dẫn sau sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh mạch vành:

– Chích ngừa cúm: Vaccine cúm có thể ngăn ngừa các mảng xơ vữa bị vơ trong động mạch vành.

– Giảm stress: Thư giãn, nghỉ ngơi, ngồi thiền, tập yoga, thở sâu,…

– Duy trì cân nặng hợp lý: Bạn nên giarm cân nếu bạn đang quá cân, béo phì.

– Kiểm soát tốt đường huyết: Đường huyết ổn định sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Bỏ thuốc lá: Chất nicotine và khí CO do hút thuốc lá gây ảnh hưởng tiêu cực tới động mạch vành, vì vậy nói không với thuốc lá là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh của bạn.

– Kiểm soát huyết áp: Bạn nên khám và đo huyết áp thường xuyên. Người bệnh bị huyết áp cao hoặc có tiền sử bệnh tim, cần đặc biệt lưu ý tới huyết áp. Huyết áp lý tưởng nhất cho người trưởng thành là 120/80 mmHg.

– Kiểm tra lượng cholesterol: Bạn nên khám định kỳ và kiểm tra lượng cholesterol. Hàm lượng LDL lý tưởng là dưới 130 mg/dL hay 3,4 mmol/L. Đối với người đã mắc bệnh tim mạch, hàm lượng LDL nên dưới 100 mg/dL (2,6 mmol/L)

– Vận động tích cực và đều đặn: Tập thể dục giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối, kiểm soát tiểu đường và cholesterol, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Nếu tình trạng sức khỏe cho phép, bạn nên tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ mỗi tuần ở cường độ vừa phải.

– Tham gia chương trình phục hồi chức năng tim: Đối với những bệnh nhân trải qua phẫu thuật, bác sĩ thường khuyên nên tham gia chương trình đào tạo, tư vấn, luyện tập giúp cải thiện sức khỏe và phục hồi chức năng tim.

– Ăn uống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng như chế độ ăn Địa Trung Hải, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, muối, đường. Ăn cá 1-2 lần mỗi tuần. Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

– Khám sức khỏe thường xuyên: Bên cạnh thực hiện lối sống lành mạnh, người bị bệnh mạch vành cần đi khám sức khỏe thường xuyên. Khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm và kiểm soát tốt tiến triển của bệnh mạch vành và các vấn đề sức khỏe tim mạch khác.

4. Các loại thực phẩm điều trị bệnh mạch vành

Một số thực phẩm giàu axit béo omega-3, chất có công dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng bệnh mạch vành sau rất tốt cho người bị bệnh mạch vành:

dieu-can-biet-ve-benh-mach-vanh1

Tỏi

Atiso

Dầu cá

Lúa mạch

Hạt lanh và dầu hạt lanh

Đậu nành, dầu đậu nành

Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm, thực phẩm chức năng, thảo dược nào để điều trị bệnh mạch vành. Hãy lưu ý điều này nhé.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top