Suy tim, hay còn gọi là suy tim xung huyết. Bệnh xảy ra khi tim không hoạt động để bơm máu tốt như bình thường, máu bị nghẽn lại trong các mạch máu (xung huyết). Không giống như nhiều người nghĩ rằng suy tim chỉ xảy ra với người lớn, thực chất là tất cả mọi người ở tất cả các lứa tuổi đều có nguy cơ bị suy tim. Bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.
Nguyên nhân gây suy tim ở trẻ em
Suy tim ở trẻ em thường do dị tật tim bẩm sinh. Trong một số trường hợp, trẻ em cũng bị suy tim do nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác. Bao gồm một trong các vấn đề dưới đây:
– Bệnh cơ tim phì đại
– Bệnh lý van tim
– Rối loạn nhịp tim
– Bệnh phổi mãn tính
– Thiếu máu
– Nhiễm siêu vi
– Tăng huyết áp
– Mất máu nhiều
– Cường giáp
– Biến chứng sau mổ tim
– Tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc hóa trị.
Suy tim trẻ em có rất nhiều điểm khác biệt so với suy tim người lớn về nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng. Thời điểm khởi bệnh là chìa khóa quan trọng cho việc chẩn đoán nguyên nhân suy tim ở trẻ em.
Tim khỏe mạnh và suy tim
Suy tim ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
Suy tim ảnh hưởng đến phần tim trái. Tim sẽ rất khó khăn trong việc vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Khiến máu tắc nghẽn trong mạch máu phổi, khiến phổi bị xung huyết.
Khi suy tim ảnh hưởng đến vùng bên phải, rất khó cho tim bơm máu đến phổi. Khiến máu nghẽn trong gan và tĩnh mạch, khiến cơ thể giữ nước.
Trẻ bị suy tim thường có xu hướng phát triển hơi chậm hơn các bé khỏe mạnh. Chiều cao cũng hơi thấp hơn. Điều này đặc biệt đúng với trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và suy tim sung huyết. Các bé tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, cần tăng cường dinh dưỡng và đôi khi gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn. Trẻ bị suy tim có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được những cột mốc nhất định trong cuộc sống, như bò, ngồi dậy hoặc ngồi bô thành thạo.
Triệu chứng suy tim trẻ em
Các triệu chứng nêu dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất của suy tim. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
– Sưng chân, mắt cá chân, mí mắt, mặt và đôi khi cả ở bụng
– Thở nhanh bất thường. Khó thở hoặc hơi thở ngắn
– Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn.
– Buồn ngủ khi ăn hoặc trở nên quá mệt để ăn.
– Tăng cân bất thường trong thời gian ngắn, mặc dù kém ăn (thường là do sự tích nước trong cơ thể)
– Ho và tắc nghẽn trong phổi
– Đổ nhiều mồ hôi khi ăn, chơi hoặc tập thể dục
– Khó thở khi thực hiện các hoạt động thường ngày, đặc biệt là đi bộ và leo cầu thang.
– Giảm khối lượng cơ
– Chậm phát triển cân nặng, không tăng cân
– Thay đổi nhiệt độ và màu da (thường là da lạnh, ẩm hoặc ra nhiều mồ hôi, nóng bừng…)
– Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào mức mà khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng của suy tim có thể bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Hãy luôn tham khảo ý kiến chẩn đoán của bác sĩ.
Điều trị suy tim ở trẻ em
Trong trường hợp quá tải tuần hoàn, bác sĩ sẽ khuyên điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật phâu thuật nào, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để giảm thiểu tình trạng quá tải ở một số phần của tim bé. Và giúp giảm áp lực lên khả năng bơm máu của tim.
Bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh chế độ ăn của bé thành chế độ ăn ít muối hoặc chế độ ăn ít chất béo. Để giải quyết sự tăng trưởng kém của con bạn, bác sĩ nhi khoa cũng có thể khuyên bạn bổ sung một số chất dinh dưỡng nhất định cho con bạn. Khi tình trạng của con bạn được cải thiện, nó sẽ được gọi là suy tim mất bù cấp.
Nếu con của bạn gặp các vấn đề về chứng năng bơm của tim và có nhịp tim quá chậm, bác sĩ nhi khoa có thể khuyên sử dụng máy điều hòa nhịp tim để duy trì nhịp tim bình thường. Đối với nhịp tim nhanh, bác sĩ sẽ kê thuốc điều hoà nhịp tim. Cấy ghép tim thường sẽ được tiến hành nếu các can thiệp không sử dụng phẫu thuật đều thất bại.
Điều quan trọng mà các cha mẹ cần biết là mặc dù rất khó để nhận biết và đoán được bệnh suy tim, và bất kì đứa trẻ nào cũng có nguy cơ suy tim, thì các bậc cha mẹ có thể yên tâm rằng: hầu hết các trường hợp đều có thể được điều trị và các khuyết tật tim có thể được khắc phục. Với những tiến bộ công nghệ hiện nay, nhiều trẻ em bị suy tim vẫn có thể trưởng thành bình thường và trở thành những người lớn hoạt bát và khỏe mạnh.
Sử dụng cân điện tử để theo dõi cân nặng phòng bệnh suy tim
Thuốc điều trị suy tim
Thuốc và máy tạo nhịp thường được dùng để điều trị suy tim ở trẻ em, có thể bao gồm
– Digoxin: Thuốc này giúp cải thiện co bóp cơ tim và giúp nhịp tim đều hơn.
– Thuốc lợi tiểu: Giúp thận loại bỏ lượng nước thừa ra khỏi cơ thể.
– Thuốc lợi tiểu giữ Kali: Giúp cơ thể giữ lại kali, một khoáng chất và chất điện giải quan trọng thường bị mất khi dùng thuốc lợi tiểu.
– Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Giúp làm giãn mạch máu, giúp tim bơm máu vào cơ thể dễ dàng hơn .
– Thuốc ức chế beta: Giảm nhịp tim và huyết áp, giúp tim làm việc hiệu quả hơn.
Dự phòng bệnh suy tim là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh suy tim ở trẻ em. Nếu con bạn có những triệu chứng bất thường trên thì nên đến bác sĩ để kiểm tra chi tiết sức khỏe nhé.