Những điều cần biết về bệnh tăng áp động mạch phổi

Bệnh tăng áp động mạch phổi là một nhóm bệnh đặc trưng bởi sự gia tăng tiên triển kháng trở mạnh phổi dẫn đến suy tim phải và tử vong sớm. Tăng áp động mạch phổi là một bệnh nghiêm trọng, trở nên tồi tệ dần dần và đôi khi gây tử vong. Hãy cùng iMediCare tìm hiểu rõ hơn về bệnh tăng áp động mạch phổi.

1.Tăng áp động mạch phổi là gì?

Trong cơ thể chúng ta có 2 hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn lớn đưa máu từ tim trái sang động mạch chủ để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi toàn bộ cơ thể. Hệ tuần hoàn nhỏ đưa máu từ tim phải tới phổi để tiến hành trao đổi khí cacbonic và lấy khí oxy về tim trái. Thông thường khái niệm tăng huyết áp được dùng để chỉ áp lực máu của hệ tuần hoàn lớn còn tăng áp động mạch phổi là để chỉ hệ tuần hoàn nhỏ. Ở một người khỏe mạnh khi ở trạng thái nghỉ ngơi áp lực của động mạch phổi là ≥ 25 mm Hg và được đánh giá bằng thông tim phải.

Theo ước tính trên thế giới hiện nay tỉ lệ bệnh nhân mắc phải căn bệnh là khoảng 25 triệu dân. Ở Mỹ số lượng trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc bệnh là khoảng 2/1000 trẻ. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê cụ thể song căn bệnh này đang ngày có xu hướng gia tăng và trở thành mối lo ngại cho toàn xã hội.

2.Các triệu chứng tăng áp động mạch phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng áp động mạch phổi ở giai đoạn đầu có thể không được chú ý trong nhiều tháng hoặc thậm chí cả năm. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Các triệu chứng tăng huyết áp động mạch phổi bao gồm:

  • Khó thở, ban đầu trong khi tập thể dục và cuối cùng trong khi nghỉ ngơi.
  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt hoặc ngất.
  • Áp lực hoặc đau ngực.
  • Sưng (phù) ở mắt cá chân, chân và cuối cùng trong bụng (cổ trướng).
  • Xanh nhạt đôi môi và da (tím).
  • Mạch hay tim đập nhanh.

3.Nguyên nhân bệnh tăng áp động mạch phổi

– Vô căn (hay tăng áp động mạch phổi nguyên phát)

– Có tính chất gia đình

– Phối hợp với một số bệnh lý: Bệnh lí mô liên kết; tim bẩm sinh có luồng thông trái phải: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch…; HIV; ngộ độc thuốc; phối hợp với bệnh lý tĩnh mạch và mao mạch: tắc nghẽn tĩnh mạch phổi, u máu mao mạch phổi; TAĐMP trường diễn ở trẻ sơ sinh

4.Biến chứng nguy hiểm tăng áp động mạch phổi

Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

 – Tăng áp động mạch phổi làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong động mạch nhỏ trong phổi, gây chít hẹp, tắc mạch máu, nhồi máu động mạch phổi gây sốc hoặc tử vong.

 – Xuất huyết phổi, tổn thương phổi khiến quá trình hô hấp gặp khó khăn và có thể dẫn đến tử vong.

 – Bệnh tim do phổi. Những bệnh nhân mắc bệnh tâm thất phải trở nên phì đại và phải làm việc nhiều hơn mức bình thường để tống máu sang động mạch phổi. Ban đầu tim cố gắng để bù đắp bởi thành dãy và giãn rộng buồng tâm thất phải để tăng cường lượng máu lưu trữ. Tuy nhiên, hiện tượng tâm thất dày lên chỉ là tạm thời, theo thời gian tâm thất sẽ bị suy yếu và dẫn đến bệnh tim.

5.Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

Nghỉ ngơi nhiều:

Việc nghỉ ngơi có thể làm giảm bớt mệt mỏi, hạn chế nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp phổi;

Hoạt động vừa phải:

Tập thể dục vừa phải như đi bộ rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch tập thể dục thích hợp;

Không hút thuốc:

Nếu bạn hút thuốc, phải ngưng ngay để bảo vệ tim, phổi. Nếu bạn không thể tự bỏ, hãy nhờ bác sĩ lên kế hoạch điều trị để giúp bạn bỏ thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh khói thuốc lá nếu có thể;

Tránh mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai:

Việc mang thai có thể đe dọa tính mạng cho cả bạn và em bé của bạn. Đồng thời, tránh sử dụng thuốc tránh thai vì có thể làm tăng nguy cơ máu vón cục. Nói với bác sĩ của bạn về các biện pháp tránh thai nếu thật cần thiết;

Tránh du lịch hoặc sinh sống ở nơi cao:

Ở nơi cao làm tăng áp lực lên mạch máu và có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của tăng huyết áp động mạch phổi. Nếu bạn sống ở độ cao 5 mét hoặc cao hơn, bạn nên di chuyển đến nơi thấp hơn;

Tránh các tình huống dẫn đến huyết áp quá thấp, bao gồm ngồi trong bồn tắm nước nóng hoặc tắm hơi, tắm nước nóng lâu hoặc tắm vòi sen. Những hoạt động này làm giảm huyết áp của bạn và gây ra ngất xỉu hoặc thậm chí tử vong;

Hãy thử dành ít nhất 30 phút một ngày làm một hoạt động mà bạn thấy thoải mái như yoga, thiền, đọc sách hay trồng cây. Một số người bị tăng huyết áp phổi giảm đáng kể triệu chứng và cuộc sống của họ được cải thiện sau khi giảm stress;

Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và giữ thân hình cân đối. Bạn nên hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn để giảm thiểu sưng các mô của cơ thể (phù mạch máu). Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn quá 500 đến 2.400 mg muối một ngày. Hãy nhớ rằng thực phẩm đóng gói thường cần nhiều muối, vì vậy phải kiểm tra kỹ nhãn dán của thực phẩm trước khi mua.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top