Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Cha mẹ thường rất lo lắng khi con mình bị cúm. Bé ho sốt và rất khổ sở. Tuy nhiên, bệnh này cũng có một chút ảnh hưởng tích cực lên bé. Bé sẽ phát triển hệ miễn dịch và ngày càng khỏe hơn sau mỗi một lần mắc bệnh cảm và cơ thể tự chiến đấu để khỏe lại. Có thể bạn sẽ thấy con chảy nước mũi liên tục, nhưng đó chỉ là một phần trong quá trình giúp cho bé ngày càng khỏe hơn thôi. Bé bị cảm lạnh hoặc bị cúm khoảng 6 -10 lần/năm là bình thường. Nếu bé nhà bạn có đi nhà trẻ, số lần bị cảm sẽ có thể nhiều hơn.

Dấu hiệu bé bị cúm

Cúm do một loại siêu virus thuộc họ cúm gây ra và bệnh này có cách để điều trị. Dấu hiệu con bị cúm gồm nhức đầu, cùng với các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như ho, đau họng, đau cơ… Cúm cũng có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, sốt cao.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là thở khò khè và thường bắt đầu sau 2 ngày khi trẻ mắc bệnh. Một số triệu chứng mắc cúm thường gặp:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
  • Ho
  • Mệt mỏi và yếu ớt
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau họng
  • Chóng mặt
  • Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn
  • Đau tai
  • Tiêu chảy.

Khi nào nên đưa con đến bác sĩ?

Khi bé bị ốm, cha mẹ thực sự lo lắng. Lúc này, các bà mẹ sẽ khó có thể nhận ra con chỉ bị cảm nhẹ hay thực sự cần đến bác sĩ ngay. Trẻ nhỏ không thể nói cho bạn biết vì thế bạn phải quan sát bé thật kĩ để nhận ra ngay các triệu chứng nguy hiểm nếu bé mắc phải bệnh nguy hiểm. Nếu bạn nghi ngờ, tốt nhất hãy đưa con đến bác sĩ để kiểm tra cho chắc ăn.

Chăm sóc bé bị cảm cúm

Tránh lây bệnh cảm

Cảm lạnh và cúm sẽ lây cho cả nhà rất nhanh. Tuy nhiên, chỉ cần vài bước đơn giản, bạn có thể tránh được nguy cơ cả nhà cùng bị ốm. Cha mẹ cần chú ý việc hắt xì hơi và chú ý việc rửa tay. Nguy cơ lây bệnh sẽ giảm đáng kể.

Luôn có đầy đủ thuốc cơ bản trong tủ thuốc gia đình

Trong tủ thuốc gia đình, bạn nên có đầy đủ các loại thuốc trị bệnh đơn giản. Không bao giờ có thể biết trước khi nào con bạn bị cảm.

Bạn cần có một ít thuốc paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ em. Một lọ nước muối y tế cũng sẽ giúp bé thông mũi bị nghẹt. Bạn cũng cần có chút dầu gió để thoa lên ngực cho bé. Tủ thuốc của bạn cũng cần một chiếc nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của bé khi cần. Khi bé sốt, bạn nhớ ghi chép kĩ lại nhiệt độ của bé và thời gian kéo dài của độ sốt đó. Bác sĩ có thể sẽ cần thông tin đó nếu bạn đưa con đi bệnh viện.

Cha mẹ phải luôn để các loại thuốc xa tầm với của bé. Bạn cũng nên kiểm tra các loại thuốc trong tủ thường xuyên để đề phòng thuốc hết hạn hoặc cần bổ sung loại gì đó nếu hết.

Cách chữa cảm lạnh tự nhiên cho bé

Lọ nhỏ nước muối là cách tốt nhất để giúp bé hết nghẹt mũi và giúp đường thở của bé sạch. Bạn có thể mua nước muối và xilanh tại hiệu thuốc, nhỏ mũi cho bé vài giọt nước muối, dùng khăn vải sạch hoặc xi lanh để hút nước mũi của bé ra.

Hơi nước cũng là cách tự nhiên giúp thông mũi. Một chiếc máy xông mũi họng sẽ  giúp mũi bé hết bị nghẹt.

Bạn có thể giữ đầu bé ngửa cao và bé sẽ bớt nghẹt mũi. Hãy để một chiếc khăn gấp dày dưới gối ngủ để giữ đầu bé hơi ngửa lên trong lúc ngủ.

>> Chú ý mặt nạ của máy xông khí dung

>> Tại sao không nên lạm dụng máy xông khí dung

Thông tin về máy xông khí dung mũi họng cho bé

  • Sản phẩm sử dụng công nghệ MESH giúp máy vận hành cực êm và tiết kiệm điện năng.
  • Tốc độ xông nhanh, với tốc độ xông trung bình ≥0.25ml/phút mang lại hiệu quả cao.
  • Đường kính hạt trung bình các hạt thuốc 1~4 µm dễ dàng đi sâu vào trong các bộ phận hô hấp và phát huy tối đa hiệu quả điều trị tại từng tiểu phế nang.
  • Sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ
  • Độ ồn của máy cực nhỏ, người sử dụng hoàn toàn có thể thoải mái vận hành máy mà không phải lo lắng về tiếng ồn trong quá trình sử dụng.
  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo mọi lúc mọi nơi.
  • Sử dụng pin AA hoặc cổng cấp nguồn USB
  • Bảo hành 24 tháng

chi dan dung may xong khi dung 2

Liên hệ hotline 1900 633 985 để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt hàng nhanh nhất.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top