Những lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim

Người bình thường thì chỉ số SpO2 luôn ở ngưỡng 96 – 99% nhưng ổn định ở 98% và nhịp tim xấp xỉ ngưỡng 65 – 105 nhịp/phút. Những người bệnh không tự thở được thì ngưỡng spo2 khoảng 65 – 120 nhịp/phút. Những lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim cá nhân trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng máy đo spo2 được chính xác hơn.

Nên sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim cá nhân với các đối tượng nào?

Những người có nguy cơ thiếu oxy:

nhung-luu-y-khi-su-dung-may-do-nong-do-oxy-trong-mau1

Người bị tắc nghẽn đường hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì như đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt sưng nề.

Người bị hạn chế hoạt động của lồng ngực như hẫu phẫu ở bụng, chấn thương lồng ngực, bệnh lý của cột sống, tình trạng viêm nhiễm (viêm phúc mạc).

Người bị suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp như viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, bệnh nhân được gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và các bệnh gây tê liệt như bại liệt, đa xơ cứng.

Ngươi bị cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: tình trạng này thường do khối u trong phổi và các bệnh khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thương.

Người bị thiếu oxy trong không khí do điều kiện, hoàn cảnh môi trường ví dụ môi trường quá nóng, quá nhiều khói, sương hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển cao (môn leo núi, hàng không,…)

Các triệu chứng của bệnh thiếu oxy:

1.Thiếu oxy do hô hấp:

+ Bệnh độ cao: là hiện tượng thiếu oxy cấp tính khi chúng ta lên cao đột ngột trên 3.000m hoặc bay cao trên mức giới hạn mà không có hoặc bị hỏng bình oxy. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện phụ thuộc vào độ cao và sức chịu đựng của mỗi người. Dấu hiệu sớm nhất là các rối loạn thần kinh, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, giảm trí nhớ, phản xạ chậm chạp, buồn nôn, rối loạn thị giác, nhìn mờ, hoa mắt; rối loạn thính giác nghe kém, ù tai, nôn, tim đập nhanh, yếu, cơ thể loạn nhịp.

+ Bệnh núi cao: là hiện tượng thiếu oxy cấp khi bạn leo lên núi trên 3000m như đi du lịch, leo núi. Ở đây bạn lên cao từ từ, khác “bệnh độ cao” là lên cao đột ngột trong thời gian ngắn, cơ thể không kịp thích ứng. Nguy hiểm của thiếu oxy cũng phụ thuộc vào độ cao và các yếu tố: mệt mỏi thể chất, lạnh hoặc nắng nóng. Khi lên cao trên 3000m, bạn sẽ thấy các dấu hiệu thiếu oxy bắt đầu xuất hiện: hưng phấn thần kinh, trạng thái kích thích, khoan khoái hay cười nói,… Lên cao trên 4.000m dấu hiệu rõ rệt hơn, nhức  đầu, buồn nôn, mệt mỏi thất thường, kém trí nhớ, khó thở, tím tái, rối loạn hô hấp,…

2.Thiếu oxy do bệnh lý:

Một số bệnh tim mạch, phổi và máu làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu dẫn đến thiếu oxy. Tất cả các trường hợp giảm huyết áp, suy tim, sốc, mất máu nhiều, xẹp phooiri, viêm phổi, u mạch máu, thông liên nhĩ, thông liên thất, thiếu máu gây giảm số lượng hồng cầu và lượng huyết cấu tố ảnh hưởng đến vận chuyển oxy,… Nhiễm độc CO trong các trường hợp: có khí than chưa đốt chát hoàn toàn, bếp than để trong phòng kín gió, kém thoáng khí. Nhiễm độc methemoglobin: có thể do nhiễm độc các hóa chất như  kaki chlorat, nitrobeenzol, phenylhydrazin, các hợp chất có As…; viêm phổi, đi tướt dai dẳng, khó thở trầm trọng, tim đập nhanh, yếu, có thể dẫn tới co giật, hôn mê và tử vong.

3.Thiếu oxy do rối loạn hô hấp tế bào:

Hô hấp tế bào là một quá trình oxy hóa – khử phức tạp, diễn ra nhờ hệ thống men hô hấp được phân thành những phản ứng dây chuyền liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy chỉ một khâu trong chuỗi phản ứng này bị rối loạn, quá trình hô hấp tế bào cũng không thực hiện được, dù oxy được cung cấp đầy đủ, tổ chức cũng không sử dụng được oxy. Nguyên nhân của suy hô hấp tế bào có thể là: Thiếu ăn, đái tháo đường, suy nhược gây thiếu sinh tố và thiếu men hô hấp tế bào; nhiễm độc các chất ức chế hô hấp tế bào như thuốc ngủ, CO, H2S, AS, fluorua, cyanua, các chất độc tạo ra trong quá trình nhiễm khuẩn, nhiễm độc,…

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top