Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam. Các vị trí dễ bị nhất gồm mặt, tay, chân. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, thậm chí sống chung với bệnh cả đời.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da
- Di truyền: Nế bố mẹ bị viêm da thì con cái sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh
- Do cơ địa mỗi người: Người nào có cơ địa nhạy cảm thường dễ mắc hơn
- Sức đề kháng kém: Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn, tác động của môi trường.
- Tính chất của công việc: Tiếp xúc với hóa chất, khói bụi,… cũng là nguyên nhân thường gặp
Bệnh viêm da cơ địa và những vị trí thường gặp
Viêm da cơ địa ở tay
Các vết mẩn đỏ, nổi sần, tróc da thường xuyên hiện ở mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay,… được gọi là viêm da cơ địa ở tay. Đây là vùng da dễ mắc bệnh nhất do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như các chất tẩy rửa, nhựa cây, lông động vật, xà phòng có tính kiềm cao,…
Các giai đoạn và triệu chứng thường gặp
Giai đoạn cấp:
Các nốt ban đỏ xuất hiện trên da thường có hình tròn, ranh giới giữa các vết không rõ ràng. Thường có mụn nước li ti thành từng đám nhỏ, da sần nhưng không có vẩy. Nếu gãy mạnh có thể gây trầy da, bội nhiễm vi khuẩn.
Giai đoạn bán cấp:
Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ cấp tính của bệnh. Ở giai đoạn này bệnh thường ngứa rát đặc trưng, kèm đau nhức. Da không phù nề, không bị tiết dịch, nhưng dày hơn và xuất hiện vết nứt trên bề mặt.
Mãn tính:
Giai đoạn này còn được gọi là tình trạng lichen hóa trên da. Da dày hơn, khô và khó chịu. Xuất hiện các khu vực da sẫm màu cùng các vết nứt kéo dài. Có dấu hiệu bong tróc. Tình trạng bệnh kéo dài xuyên suốt, phát bệnh theo từng đợt, ngứa ngáy âm ỉ.
Viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khuôn mặt gây mất tự ti, ngại giao tiếp.
Triệu chứng của bệnh tương ứng với 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này các triệu chứng bệnh chưa rõ ràng. Da thường xuất hiện các mảng khô. Hai bên má, sau tai, cằm, trán, mắt thường ửng hồng, có thể chuyển sang đỏ tấy.
+ Giai đoạn bùng phát bệnh: Bệnh bùng phát với các cơn ngứa dữ dội. Da mặt sưng phồng có các mụn nước trên bề mặt, chảy dịch mủ.
Viêm da ở mặt nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
– Các tổn thương do viêm da ở vùng mặt có thể lan rộng, vi khuẩn xâm nhập gây viêm kết mạc, viêm mí mắt.
– Thói quen gãi mạnh khi ngứa của nhiều người có thể khiến bệnh biến chứng thành viêm da thần kinh. Các vết trầy sâu hơn, sậm màu hơn. Sẹo có thể để lại vĩnh viễn trên da gây mất thẩm mỹ.
– Nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn cũng có thể xảy ra khi người bệnh không vệ sinh đúng cách.
Viêm da cơ địa ở chân
Một số dấu hiệu giúp người bệnh xác định viêm da cơ địa ở chân:
– Lòng bàn chân hoặc ngón chân có mụn nước theo đám. Xung quanh mụn nước ngứa ngáy kèm nóng ran
– Da chân khô, bong tróc, đỏ mẩn
– Mụn nước sau khi vỡ gây sưng, viêm
Các dấu hiệu này kéo dài từ trong vài ngày đến 3 tuần. Sau đó da có thể trở nên khô, căng và nứt ra. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp, da có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng da sẽ gây đau đớn, rò rỉ dịch mủ và khiến vùng da bệnh bị sưng tấy. Lúc này người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và có liệu pháp điều trị thích hợp.
Các phương pháp điều trị
Khi bị viêm da, việc sử dụng một số loại thuốc có thể giúp bạn giảm khó chịu do triệu chứng gây ra như:
– Kem kiểm soát ngứa và viêm
– Các loại kem dưỡng giúp phục hồi da
– Thuốc chống nhiễm trùng
– Thuốc chống ngứa dạng uống
– Thuốc uống hoặc tiêm giúp kiểm soát viêm.