SpO2 (mức bão hòa oxy trong máu) của một người khỏe mạnh vào khoảng từ 94% đến 100%. Nên sử dụng oxy bổ sung nếu mức SpO2 giảm xuống dưới 90. Nếu độ bão hòa oxy trong máu của bạn giảm xuống dưới 88% một cách liên tục, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Cách đọc kết quả phép đo SPO2 và nhịp tim
Với SPO2
Một người khỏe mạnh sẽ có thể đạt được mức bão hòa oxy trong máu bình thường (SpO2) từ 94% đến 99%. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp nhẹ, SpO2 sẽ từ 90% trở lên. Nên sử dụng oxy bổ sung nếu nồng độ SpO2 giảm xuống dưới 90%.
Với nhịp tim
Mức oxy trong máu và nhịp tim, ở một mức độ, được liên kết với nhau nhưng không có mối tương quan trực tiếp chặt chẽ giữa hai chỉ số này. Ví dụ, một em bé, một người trẻ tuôi và một người già có sức khỏe tốt đều phải có mức oxy trong máu từ 94 trở lên nhưng nhịp tim của em bé có thể là 115 nhịp/ phút trong khi người trẻ tuổi và người già có thể trung bình từ 60 đến 72 nhịp mỗi phút.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả đo SPO2 và nhịp tim?
1/Ăn uống, tập luyện
Khi bạn xem xét các yếu tố như chế độ ăn uống, và tập thể dục sẽ thấy sự khác biệt về nhịp tim giữa mọi người có thể lơn hơn. Một ví dụ điển hình là vận động viên marathon. Vận động viên marathon có thể đưa nhịp đập của họ xuống thấp tới 35 nhịp mỗi phút trong khi duy trì mức oxy trong máu từ 97% trở lên.
Như vậy, kết quả phép đo SPO2 và nhịp tim phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, nhịp thở, tỷ lệ oxy trong không khí, hoạt động bạn đang thực hiện, và các yếu tố khác.
2/ Chứng bệnh mắc phải
Nếu bạn đang mắc các bệnh như COPD, hen suyễn, viêm phổi,u thư phổi và các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, thói quen hút thuốc,… có thể ảnh hưởng đến khả năng của phổi để chuyển oxy vào máu, do đó làm giảm nồng độ oxy trong máu của bạn một cách vĩnh viễn.
3/ Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến mức SpO2 của bạn. Trên thực tế, theo dõi mức SpO2 của bạn trong khi ngủ là một cách tốt để đo lường tình trạng sức khỏe của bạn.
Khi theo dõi nồng độ oxy trong máu, hãy chú ý đến xu hướng kết quả . Nếu bạn thấy bất cứ điều gì bất thường, đã đến lúc tham khảo ý kiến bác sĩ thân thiện của bạn.
>> Máy SPO2 theo dõi chứng ngưng thở khi ngủ
4/ Lượng oxy trong không khí
Lượng oxy trong không khí sẽ giảm ở độ cao lớn hơn – lúc này có ảnh hưởng đáng kể đến SpO2 của một người. Một người có thể có chỉ số SPO2 98% ở mực nước biển. Ở độ cao trên 10.000 mét, SpO2 có thể giảm xuống dưới 80% dẫn đến tình trạng thiếu oxy .
Đề xuất máy đo SPO2 và nhịp tim
Máy đo SPO2 và nhịp tim cần có độ sai số dưới 2% để đảm bảo cho kết quả chính xác nhất, chẳng hạn máy đo SPO2 và nhịp tim iMediCare. Thậm chí với model Máy đo nồng độ Oxy trong máu (SPO2) và nhịp tim iMediCare iOM-A8 thì còn đo được cả chỉ số tưới máu PI nên kết quả cho ra có độ chính xác gần như tuyệt đối.
- Đo nhịp tim, SpO2 và chỉ số tưới máu (PI) không xâm lấn; hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
- Dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
- Dải đo PI từ 0 ~ 20%
- Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
- Chế độ cảnh báo SpO2 thấp và nhịp tim bất thường
- Màn hình tự động chuyển hướng, dễ quan sát
- Tự động tắt sau 5s nếu không có tín hiệu, cảnh báo pin yếu (sử dụng 2pin AAA 1.5V).
- Kích thước nhỏ gọn và thiết kế hiện đại, có thể sử dụng tại nhà và mang theo đi du lịch
- Sử dụng cho cả trẻ em và người lớn vô cùng thuận tiện lợi.
Để biết thêm về máy SPO2 và các phép đo của thiết bị này, liên hệ hotline 1900.633.985 để được hướng dẫn.