Phòng ngừa tai nạn cho trẻ nhỏ trong gia đình

Với những gia đình có con nhỏ, thời điểm trẻ ở nhà cũng cần cha mẹ và người thân chú ý nhiều hơn. Lý do thật đơn giản: trẻ dễ gặp tai nạn tại gia đình. Vậy làm thế nào để phòng tránh tai nạn cho trẻ? Bạn hãy tham khảo ngay các cách sau đây nhé!

Lý do trẻ nhỏ dễ gặp tai nạn tại gia đình

Những tai nạn thường xảy ra cho trẻ nhỏ ngay tạo gia đình như ngã, bỏng, ngộ độc, nuốt phải dị vật… có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em khiến nhiều gia đình ở thành thị cũng như nông thôn không khỏi lo ngại. Điều này càng trở nên đáng lo ngại hơn khi phụ huynh suy nghĩ thêm:

Với sự phát triển về thể lực, xương và cơ bắp, hệ thần kinh, phần lớn các trẻ thường biết đi vào tháng thứ 12 hoặc tháng thứ 15. Khi biết đi, nhu cầu thăm dò, khám phá thế giới bên ngoài của trẻ gia tăng. Chính vì vậy, trẻ luôn có nhu cầu tiếp cận những đồ vật. Biết đi là tín hiệu quan trọng nói lên tính độc lập của trẻ bởi trước đó cuộc sống cuả trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ, trẻ phải gắn bó với người mẹ vô cùng chặt chẽ để tồn tại. Tuy nhiên, từ khi biết đi, trẻ có nhu cầu tách rời khỏi mẹ.

Theo các nhà tâm lý, từ 2 đến 5 tuổi, yếu tố cốt lõi trong phát triển nhân cách của trẻ chính là sự mẫu thuẫn, giằng xé giữa nhu cầu gắn bó với nhu cầu tách rời. Ở lứa tuổi này, trẻ luôn nảy sinh một tình trạng căng thẳng giữa ý thức tự chủ ngày càng tăng với nhận thức về những giới hạn từ bên trong và bên ngoài. Chính sự căng thẳng nói trên quyết định động thái trung tâm của lứa tuổi này.

Cũng cần nói thêm là: ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi, tốc độ phát triển thể hình của trẻ có xu hướng giảm dần:

  • Mỗi năm trung bình trẻ chỉ tăng khoảng 2kg và lớn thêm 7cm.
  • Đồng thời năng lượng thể chất đạt tới đỉnh điểm. Nhu cầu ngủ giảm đi chỉ còn khoảng 11 – 13 giờ mỗi ngày. Vì vậy năng lượng của trẻ hầu như dành hoàn toàn cho hoạt động.
  • Trẻ thích bắt chước người lớn như cha mẹ, anh chị…
  • Khi biết đi, trẻ thường tha thẩn vượt khỏi tầm nhìn của cha mẹ. Vì vậy, gười thân khó giám sát và trẻ dễ bị tai nạn.

Những đặc trưng phát triển tâm lý trên của lứa tuổi dưới 5 của trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi 2 – 3 tuổi là một yếu tố quan trọng khiến trẻ ở lứa tuổi này dễ bị tai nạn như ngã, bỏng, ngộ độc, chấn thương vì các vật nhọn, nuốt phải các dị vật gây tắc nghẽn đường thở… Với những trẻ vốn hiếu động, ít được chăm sóc, tai nạn trẻ em càng dễ xảy ra, thậm chí có thể xảy ra nhiều lần cho một trẻ.

Làm gì để phòng ngừa tai nạn cho trẻ nhỏ tại gia đình?

Trước hết, cha mẹ phải nhận thức rằng tai nạn là một nguy cơ, đôi khi khó tránh khỏi. Điều này cũng gắn liền với quá trình trưởng thành, phát triển tâm sinh lý cũng như phát triển nhân cách của trẻ. Hầu hết những tai nạn của trẻ em dưới 3 tuổi đều xảy ra tại gia đình, nếu môi trường thiếu an toàn về kiến trúc, nội thất, những phương tiện bảo hiểm cho trẻ, kể cả môi trường tâm lý, văn hóa (bao gồm lối sống, phong cách sinh hoạt và mức quan tâm, chăm sóc trẻ của người lớn trong gia đình). Biện pháp hàng đầu giúp trẻ phòng ngừa tai nạn trẻ em là thay đổi thiết kế. Nếu cần thiết, cha mẹ cần thay đổi các tiện nghi sinh hoạt trong nhà. Cụ thể:

  • Tránh cho trẻ khỏi ngã

tai-nan-o-tre

+ Có giường – cũi riêng thích hợp với lứa tuổi cho trẻ sinh hoạt (chơi, ngủ) mà không trèo qua được.

+ Có bờ rào lối ra bờ ao.

+ Thành giếng phải xây cao không để trẻ xuống được.

+ Ở thành phố, cha mẹ dùng máy giặt, phải đậy nắp cẩn thận khi máy hoạt động.

  • Tránh cho trẻ không bị bỏng

+ Có cái chắn lối vào bếp hoặc trước lò sưởi.

+ Cảnh giác với phích nước sôi hoặc nồi canh sôi vừa từ bếp mang ra.

+ Ổ cắm điện ở vị trí thích hợp, nên có vật bảo vệ.

  • Phòng tránh cho trẻ không bị ngộ độc

tai-nan-o-tre

+ Tất cả các chất tẩy giặt trong nhà như bột giặt, thuốc tẩy vết bẩn, thuốc diệt chuột, kể cả một số hóa mỹ phẩm như nước hoa có cồn, thuốc nhuộn tóc cần đựng trong các hộp, lọ, gói kín và đặt trong ngăn tủ có khóa nếu cần.

+ Thuốc chữa bệnh cần được bảo quản tại nơi trẻ không với tới được. Thuốc chữa bệnh dùng cho trẻ em nhất thiết phải theo đơn của bác sĩ. Khi sử dụng đặc biệt thận trọng với thuốc ngủ, thuốc có chế phẩm Opi. Đồng thời, thuốc nhỏ mũi có naphazolin với nồng độ không thích hợp có thể gây tử vong cho trẻ em. Nhất định không cho trẻ dùng các thuốc cao đan hoàn tán bày trên các quầy ở chợ vì các thuốc dân gian này đôi khi có các chất độc như mã tiền, thạch tín (Arsenic), thủy ngân…

+ Không cho trẻ ăn những loại nấm hoang dại mọc quanh nhà, quanh đống rơm, quanh vườn. Có nhiều loại nấm độc mà ngay cả các nhà chuyên môn cũng không nhận dạng được.

+ Không cho trẻ ăn những thức ăn để qua đêm mà không được bảo quản trong tủ lạnh. Đặc biệt về mùa hè, các thức ăn bị hỏng rất nhanh, dễ gây ngộ độc cho người sử dụng.

Tai nan cho tre nho tại gia đình thật dễ dàng xảy ra. Chính vì vậy, cha mẹ hãy lưu ý thực hiện các biện pháp trên để con an toàn nhé. iMedicare chúc bé hay ăn chóng lớn!

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top