Rách vòng xơ đĩa đệm hiện đang là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh, nguyên nhân cũng như cách chữa trị nó. Bài viết dưới đây xin chia sẻ tất cả những thông tin hữu ích cho bạn đọc về tình trạng bệnh.
Rách vòng xơ vữa đĩa đệm là gì?
Rách vòng xơ đĩa đệm thường liên quan đến vết rách tại lớp bao ngoài của đĩa đệm cột sống.
Tình trạng này xảy ra do thoái hóa của đĩa đệm và các chấn thương.
Đĩa đệm có cấu tạo bao gồm chất nhầy bên trong nhân, vòng khuyên xơ bảo vệ bên ngoài.
Khi tổn thương xảy ra, nhân từ trung tâm di chuyển qua vết rách của vòng xơ, nếu nghiêm trọng có thể hình thành nên thoát vị đĩa đệm.
Các loại vết rách ở vòng xơ đĩa đệm bao gồm:
- Rách đồng tâm (Concentric Tears): Nó ảnh hưởng đến đĩa đệm bằng cách tạo ra sự phân cách trong các lớp màng bảo vệ đĩa.
- Rách ngoại vi (Peripheral Tears): Xảy ra bên ngoài đĩa và làm tách các lớp màng bảo vệ. Nó thường là yếu tố gây nên thoái hóa đĩa đệm.
- Rách hình tia (Radial Tears): Là vết rách nằm ngang kéo dài từ trung tâm đến ngoài đĩa, nó hay xảy ra tự nhiên do lão hóa. Rách hình tia cũng là nguyên nhân phổ biến làm thoát vị đĩa đệm.
Rách vòng xơ đĩa đệm có nguy hiểm không?
Nhiều người có thể chủ quan vì vậy không phát hiện rách vòng xơ đĩa đệm sớm. Thế nhưng, bạn nên cẩn trọng trong trường hợp này bởi nó có thể gây nên nhiều vấn đề đặc biệt nghiêm trọng nếu để ủ một thời gian quá dài.
Đau thần kinh tọa:
Đó là khi các dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc đè nén, nó có triệu chứng đau vùng hông, mông; lực chân yếu đi; cảm giác kim chân hoặc tê tứ chi. Biểu hiện có thể tồi tệ hơn nếu bạn ngồi quá lâu, khi bạn cười, ho hoặc hắt hơi.
Dây thần kinh bị chèn ép:
Một khi đĩa bị rách, chất nhầy gây áp lực lên rễ thần kinh, tạo ra cơ đau dữ dội. Trong trường hợp xấu hơn, đĩa đệm bị thoát bị thoát vị nén các dây thần kinh kiểm soát ruột và bàng quang, gây tình trạng tiểu không tự chủ. Yếu hoặc tê hai chân là dấu hiệu cảnh báo của hội chứng cauda equina.
Hội chứng cauda equina:
Là tình trạng y tế nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bởi nó có khả năng làm cơ thể mất tự chủ và tê liệt chân vĩnh viễn. Hội chứng này khá hiếm gặp nhưng nếu bạn phát hiện dấu hiệu sớm, bạn nên đi khám ngay lập tức.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân hàng đầu của rách vòng xơ đĩa đệm đơn giản là do lão hóa. Các đĩa đốt sống giảm độ bền theo tuổi và sợi vòng xơ yếu bắt đầu rách.
Trọng lượng cơ thể gây rách vòng xơ. Vì nó tác động rất lớn đến đốt sống và đĩa đệm, vốn dĩ “cột nhà” chống đỡ lớp thịt và cơ.
Việc chuyển động uốn cong, xoắn cơ thể khiến vòng cơ bị rách cũng là nguyên nhân hay gặp. Đặc biệt là khi bạn kết hợp giữa mang, vác nhiều vật nặng và di chuyển đột ngột. Tương tự như vậy, những người gặp tai nạn xe hơi khả năng rách vòng xơ đĩa đệm là khá cao.
Triệu chứng
Triệu chứng rách vòng xơ đĩa đệm cổ
- Đau khu vực cổ gần nơi đĩa đệm bị tổn thương.
- Đau dọc theo toàn bộ nhánh dây thần kinh, qua vai xuống đến cánh tay và bàn tay.
- Tê hoặc cảm giác ngứa ran cả cánh tay hoặc (có thể là) bàn tay.
- Co thắt cơ bắp.
- Yếu cơ chuyển biến xấu nếu tình trạng rách không được điều trị.
- Mất khả năng phối hợp hành động nếu các dây thần kinh bị chèn ép.
Triệu chứng rách vòng xơ đĩa đệm vùng thắt lưng
- Đau vùng lưng dưới gần nơi đĩa đệm tổn thương.
- Đau dọc theo đường chạy các dây thần kinh, qua mông tới chân và bàn chân.
- Cảm giác châm chích hoặc ngứa ran ở chân và bàn chân.
- Co thắt cơ bắp.
- Mất phối hợp nếu chất nhầy qua vết rách chèn lên dây thần kinh
Cách chữa rách vòng xơ đĩa đệm
Chẩn đoán đúng
Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra về tiền sử của cơn đau: Khi nào nó bắt đầu; bạn đã làm gì trước khi cơn đau xuất hiện và cảm giác đau lúc đó; vị trí vùng đau và hành động nào khiến tình trạng dữ dội hơn.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất bằng cách yêu cầu bạn vận động giúp xác định tình trạng chỉnh hình. Phạm vi chuyển động, lực ở tay hoặc chân và phản ứng với kích thích thần kinh sẽ được kiểm tra.
Cuối cùng, họ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang để loại trừ tình trạng không phải do việc rách vòng xơ đĩa đệm.
MRI cũng cần thiết để chẩn đoán chính xác vết rách đĩa đệm, khẳng định mức độ nghiêm trọng của nó. Khi chẩn đoán được xác định, việc điều trị có thể bắt đầu.
Thuốc tây
Phương pháp điều trị ban đầu cho rách vòng xơ là thuốc chống viêm không steroid, thường được gọi là NSAIDS, kèm theo việc nghỉ ngơi đầy đủ và chườm đá lạnh.
Phương pháp điều trị bằng nhiệt có thể bắt đầu được áp dụng sau chấn thương từ 48-72 giờ để giúp tăng lưu lượng máu đến khu vực bị tổn thương và hỗ trợ chữa lành vết rách.
Nếu phương pháp điều trị bệnh ban đầu ít có tác dụng, bạn hãy yêu cầu vật lý trị liệu để giúp tăng cường cơ bắp, hỗ trợ cột sống.
Vật lý trị liệu
Ngoài ra, liệu pháp mát xa và châm cứu cũng có thể được khuyến khích dùng chữa bệnh.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng chúng cùng với các phương pháp điều trị truyền thống, và không thay thế một trong hai.
Những bài tập aerobic nhẹ như yoga, đi bộ hoặc bơi lội là gợi ý tốt để điều trị và phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường không cần thiết vì các phương pháp truyền thống thường mang lại kết quả thuận lợi. Tuy nhiên, nếu sau 6-8 tuần điều trị, tình trạng của bạn không cải thiện, phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm bị hỏng trở thành lựa chọn hàng đầu.
Rách vòng xơ đĩa đệm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu nó được phát hiện và chữa trị đúng lúc. Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin cần thiết , hữu ích đối với việc bảo vệ sức khỏe của bạn.