Rỗng tủy sống là một bệnh mạn tính không thường gặp ở tủy sống. Bệnh do trong đoạn tủy sống hình thành một hốc rỗng ở trung tâm chất xám chứa dịch não tủy. Dịch tích lại hình thành các khoang hoặc nang hốc phát triển lớn dần và gây hủy hoại tủy. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh thường ảnh hưởng đến gáy, vai, cánh tay và bàn tay. Triệu chứng bao gồm yếu cơ teo cơ và mất phản xạ gân cơ. Đôi khi mất cảm đau hoặc nóng lạnh, đặc biệt là ở bàn tay.
1.Tổng quan về bệnh rỗng tủy sống
Rỗng tủy sống là sự phát triển của một u nang chứa đầy chất lỏng trong tủy sống. Theo thời gian, nang dịch có thể phình to, làm hỏng tủy sống và gây đau, yếu, cứng khớp,…
Bệnh rỗng tủy sống do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều liên quan đến tình trạng mô não nhô vào trong ống sống của người bệnh. Bệnh lý này hay còn gọi là dị tật Chiari. Các nguyên nhân khác của rỗng tủy sống bao gồm: khối u tủy sống, chấn thương tủy sống, tổn thương do viêm quanh tủy sống.
Nếu bệnh rỗng tủy sống không gây ra triệu chứng, việc theo dõi tình trạng bệnh vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp có biểu hiện triệu chứng và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, người bệnh sẽ cần đến phẫu thuật.
2.Biểu hiện và triệu chứng của bệnh rỗng tủy sống
Các triệu chứng rỗng tủy sống thường phát triển chậm theo thời gian. Đối với nguyên nhân do dị tật Chiari, triệu chứng thường khởi phát ở độ tuổi từ 25 đến 40. Trong một số trường hợp, ho hoặc tình trạng căng thẳng có thể kích hoạt các triệu chứng của rỗng tủy sống, mặc dù không gây ra bệnh này.
Các dấu hiệu của rỗng tủy sống thường ảnh hưởng đến lưng, vai, cánh tay hoặc chân, bao gồm:
- Teo cơ. Xuất hiện ở cả hai bên, thường không đối xứng và bắt đầu ở những cơ của bàn tay (bàn tay khỉ, bàn tay có vuốt, bàn tay nhà thuyết giáo).
- Teo da, thân nhiễm tầng chân bì, loét (chín mé không đau Morvan).
- Bệnh khớp do thần kinh xảy ra ở chi trên.
- Mất phản xạ gân: xảy ra sớm và ở chi trên.
- Mất nhạy cảm với đau và nhiệt độ
- Nhức đầu
- Cứng khớp ở lưng, vai, cánh tay và chân
- Đau ở cổ, cánh tay và lưng
- Cong vẹo cột sống
3.Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bệnh rỗng tủy sống nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, làm mất khả năng hoạt động. Bạn nên gọi bác sĩ nếu bạn:
- Bị yếu cơ, tê hoặc mất cảm giác (cảm giác sờ chạm hoặc nhiệt độ).
- Bị đau đầu hay xuất hiện triệu chứng mới sau phẫu thuật.
- Chấn thương cột sống.
- Nếu bạn bị chấn thương cột sống, hãy theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của rỗng tủy sống. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện muộn sau vài tháng tới nhiều năm từ khi xảy ra chấn thương.
4.Tại sao chúng ta lại mắc bệnh rỗng tủy sống?
Không rõ bằng cách nào và tại sao bệnh rỗng tủy sống lại xảy ra. Khi nó tiến triển, dịch não tủy – một chất lỏng bao quanh, chức năng đệm và bảo vệ não, tủy sống tích tụ trong chính tủy sống, tạo thành một u nang chứa đầy chất lỏng.
Một số điều kiện và bệnh lý có thể dẫn đến bệnh rỗng tủy sống, bao gồm:
- Dị tật Chiari. Đây là tình trạng mô não nhô vào ống sống của bạn
- Viêm màng não, viêm màng bao quanh não và tủy sống của bạn
- Khối u tủy sống. Có thể can thiệp vào lưu thông bình thường của dịch não tủy, gây tắc nghẽn dịch não tủy.
- Các tình trạng hiện tại lúc sinh. Dây sống bị cột lại, do mô sẹo gắn vào tủy sống làm hạn chế chuyển động của nó.
- Chấn thương tủy sống. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng sau vài tháng hoặc nhiều năm từ lúc chấn thương.
5.Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nào?
Ở một số người, Rỗng tủy sống có thể tiến triển và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng.
Các biến chứng có thể xảy ra khi u nang mở rộng hoặc khi nó làm tổn thương dây thần kinh trong tủy sống.Thường gặp các biến chứng bao gồm:
- Cột sống xuất hiện đường cong bất thường (vẹo cột sống)
- Đau mãn tính do tổn thương tủy sống
- Khó vận động, chẳng hạn như yếu và cứng cơ bắp chân có thể ảnh hưởng đến việc đi lại
- Tê liệt
6.Theo dõi và điều trị?
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rỗng tuỷ sống?
Để chẩn đoán bệnh rỗng tuỷ sống, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi về bệnh sử của bạn và khám lâm sàng toàn diện. Trong một vài trường hợp, bệnh rỗng tuỷ sống có thể được phát hiện tình cờ trong khi khám cột sống.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh rỗng tuỷ sống, bạn có khả năng sẽ được làm các xét nghiệm:
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống và tuỷ sống: đây là công cụ đáng tin cậy nhất để chẩn đoán bệnh. MRI sử dụng sóng điện từ và từ trường mạnh để tạo nên hình ảnh chi tiết của cột sống và tuỷ sống. Nếu có nang bên trong tuỷ sống, bác sĩ sẽ phát hiện ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm chất cản quang vào mạch máu ở bẹn, từ đó nó sẽ đi theo mạch máu tới cột sống và hiển thị hình ảnh của khối u hay các bất thường khác. MRI có thể được lặp lại nhiều lần để theo dõi diễn tiến bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): đây là phương pháp sử dụng chuỗi tia X để tạo nên hình ảnh chi tiết của cột sống và tuỷ sống. CT có thể cho thấy u hoặc các bệnh lý cột sống khác mà bạn mắc phải.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rỗng tuỷ sống?
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, tuổi cũng như các triệu chứng. Đa số trường hợp bệnh cần đến phẫu thuật. Nếu không được phẫu thuật, bệnh rỗng tuỷ sống thường dẫn đến yếu tay và chân từ từ, mất cảm giác bàn tay, đau, yếu mãn tính. Phẫu thuật thường sẽ làm ngưng diễn tiến của bệnh nhưng không cải thiện các triệu chứng thần kinh có sẵn. Nếu bệnh rỗng tuỷ sống tái phát sau phẫu thuật thì có thể cần phải phẫu thuật thêm. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không được đảm bảo 100%.
Bệnh nhân khống có triệu chứng có thể không cần điều trị. Người già, những người không đủ sức khỏe có thể chỉ cần theo dõi chặt chẽ thay vì phẫu thuật.
7.Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rỗng tuỷ sống?
Vì bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh, bạn có thể theo những lời khuyên sau để hạn chế diễn tiếng của bệnh:
Nhớ rằng các triệu chứng có thể không xuất hiện trong vòng nhiều tháng hoặc nhiều năm;
Cân nhắc vật lý trị liệu để giúp giảm triệu chứng;
Tái khám với nhân viên y tế và bác sĩ chuyên khoa đúng hẹn, thường là phẫu thuật viên ngoại thần kinh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.