Sai số khi đo huyết áp – nguyên nhân dẫn đến sai số khi đo huyết áp

Máy huyết áp có hay bị sai số khi đo hay không? Máy đo có chính xác hay không? Đó là những câu hỏi mà người tiêu dùng hay thắc mắc khi muốn mua máy đo huyết áp để kiểm tra sức khỏe. Để trả lời câu hỏi đấy, chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân đơn thuần không xuất phát từ thiết bị đo.

Máy đo huyết áp điện tử là gì?

Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị dùng để đo lường huyết áp tăng, giảm của con người trong một thời gian nhất định. Là thiết bị được sử dụng rộng rãi vì tính ưu việt, gọn nhẹ và độ chính xác cao. Giúp người bệnh huyết áp theo dõi huyết áp của mình để nhanh chóng phát hiện và ức chế kịp thời.

Những đối tượng nào sử dụng máy đo huyết áp điện tử hay bị sai số nhất

Khi kết quả đo được huyết áp không chính xác chúng ta thường nghĩ đến nguy cơ máy huyết áp không tốt hoặc máy đo huyết áp không đáng tin cậy.

Tuy vậy, theo trung tâm y tế Ageless cho biết: Những bệnh nhân sau sử dụng máy đo huyết áp điện tử hay bị sai kết quả đo nhất:

  • Người bị béo phì: Do lượng Cholesterol cao làm xơ hóa các vành mạch máu, gây tăng huyết áp, tim làm việc nhiều hơn bình thường.
  • Người bị rối loạn nhịp tim: Việc tim đập không bình thường, đôi lúc nhanh chậm bất thường. Ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo.
  • Bệnh nhân mạch quá yếu, nhiệt độ cơ thế thấp và khó thở: Huyết áp 90/60 mm/Hg lúc ở trạng thái nghỉ ngơi.
  • Huyết áp thay đổi ở những người đang bị chảy máu nhiều, sốc tâm lý hoặc tâm thần không ổn định: Là nguyên nhân khiến huyết áp tăng vọt hoặc tụt rất nhanh.
  • Bệnh nhân có nhịp tim dưới 40 nhịp / phút và cao hơn 240 nhịp đập / phút: Tim đập nhanh khiến huyết áp huyết áp tụt đột ngột.
  • Bệnh nhân Parkinson: Bệnh nhân hay run khiến kết quả đo bị sai lệch cao
  • Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch: Thành mạch đàn hồi kém máu lưu thông khó khăn. Sức cản của thành động mạch lên máu sẽ cao làm huyết áp tăng cao bất thường.

Những nguyên nhân dẫn đến sai số khi đo huyết áp tại nhà

sai-so-khi-do-huyet-ap2

Huyết áp cơ thể không phải trong thời gian nào cũng giống nhau, nó luôn thay đổi theo thời gian ngắn. Một người khỏe mạnh trong một ngày huyết áp sẽ có những thay đổi từ 15 đến 30 mm/Hg và biến động đó sẽ lớn hơn đối với người tăng huyết áp.

Huyết áp luôn thay đổi theo thời gian, trạng thái, nhiệt độ, thời tiết và đôi khi là một số yếu tố khác.

Trạng thái cảm xúc

Tức giận, căng thẳng, sợ hãi, hứng thú và đau có thể làm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương không thay đổi.

Thời gian và giấc ngủ

Buổi sáng huyết áp tăng mạnh đạt mức cao nhất 6h đến 8h sau đó huyết áp tiếp tục dao động ở mức cao, một đỉnh cao thứ 2 là từ lúc 4h đến 6h và sau đó huyết áp giảm dần.

Theo mùa

Thời tiết lạnh huyết áp sẽ tăng cao vì tim phải hoạt động liên tục để đảm bảo sức khỏe.

Đối với thời tiết nóng làm mất nước trong cơ thể kiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao khiến huyết áp giảm đột ngột.

Bàng quang đầy nước tiểu

Bàng quang đầy nước tiểu có thể khiến điểm đo huyết áp tăng thêm 10 đến 15 mm/Hg. Do đó không nên đo huyết áp khi đang mắc tiểu.

Tư thế

Dùng sức ở chân và lưng khi đo huyết áp có thể làm huyết áp tăng thêm 10mm/Hg. Hoặc khi ngồi vắt chân có thể kết quả đo được làm tăng kết quả thêm 8 mm/Hg. Thế nên chuyên gia khuyến cáo nên ngồi thẳng lưng chân duỗi thẳng để có được kết quả chính xác.

Vị trí để tay

Tay phải được để thả lỏng hoặc gác lên vật gì đó, nếu không kết quả có thể tăng thêm 5 – 10 mg/Hg.

Nếu vị trí tay đo thấp thì huyết áp đo được cao còn đối với vị trí tay đo cao thì huyết áp đo được thấp, vì vậy vòng bit đo phải ngang tim.

Quấn vòng bít máy đo huyết áp không đúng cách

Quấn vòng bít vào bắp tay không đúng cách có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo. Quấn vòng bít phải xắn tay áo lên và quấn trực tiếp vào tay. Nếu quấn vòng bít lên vải có thể làm sai lệch từ 5 đến 50 mm/Hg.

Hút thuốc và uống rượu trước khi đo huyết áp

Các chất kích thích làm các hệ thần kinh làm co mạch gây huyết áp tăng cao.

Tác động môi trường

Không nói chuyện hay nghe điện thoại khi đang đo có thể tăng 10mm/Hg.Ngoài ra sự can thiệt của điện từ, tiếng ồn, rung lắc đều ảnh hưởng đến kết quả đo.

Một số thao tác cơ bản giúp tránh sai số khi đo huyết áp

  • Thư giãn 5 phút trước khi đo, tư thế ngồi thoải mái.
  • Không nên đo sau khi vận động mạnh, quá đói, quá no hay quá mệt,…
  • Vị trí đặt vòng bít phải ngang tim. Bao quấn tay phải tối thiểu 33 cm nếu đo ở bắp tay và 19,5 cm ở cổ tay.
  • Nên đo vào thời điểm sáng sớm và chiều tối. Đo 2 lần trong một ngày ghi lại kết quả hằng ngày để kiểm tra tình trạng

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top