Sáng kiến ngừa dịch bệnh do virus Corona bằng tinh dầu tràm

Theo các nhà khoa học, ngoài hương thơm dễ chịu, tinh dầu tràm còn chứa hoạt chất α-Terpineol có tác dụng kháng khuẩn. Chất này có thể ức chế một số loại virus, trong đó có cả virus cúm, virus gây viêm đường hô hấp.

>> Mẹo vặt tăng sức đề kháng cho cơ thể

>> Những câu hỏi về dịch virus corona

Nhỏ tinh dầu tràm lên khẩu trang để phòng ngừa virus Corona

Giữa thời điểm dịch coronavirus Vũ Hán (2019-nCoV) diễn biến ngày càng phức tạp, Phòng Nghiệp vụ dược (Sở Y tế TPHCM) đã nêu sáng kiến nhỏ giọt tinh dầu tràm lên khẩu trang trước khi sử dụng để ngăn ngừa dịch bệnh do virus corona. Được biết, sáng kiến này đang được ngành Y tế TPHCM nghiên cứu, hiện đã yêu cầu khoa dược Đại học Y TPHCM bổ sung một số thông tin và sẽ sớm công bố.

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Văn Dũng – Trưởng phòng Nghiệp vụ dược – Sở Y tế TPHCM cung cấp thông tin, chỉ cần nhỏ một giọt tinh dầu tràm lên khẩu trang, khả năng ngăn ngừa dịch cúm sẽ được nâng cao. Sắp tới, ngành Y tế sẽ yêu cầu các nhà cung cấp tăng cường bán loại tinh dầu này ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Việc sử dụng tinh dầu tràm để tăng tính kháng khuẩn đã có nhiều nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, để có kết luận cụ thể, hiện các nhà khoa học đang đánh giá thêm việc sử dụng tinh dầu tràm trên nhiều chất liệu khẩu trang khác nhau sẽ ra sao.

Công dụng kháng khuẩn tuyệt vời của tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất từ lá và cành của chi tràm có tên khoa học là Melaleuca với thành phần chính gồm Eucalyptol Cineol (Eucalyptol), α-Terminal, limonene.

Theo các nhà khoa học, hoạt chất α-Terpineol trong dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn. Chất này có thể ức chế một số loại virus, trong đó có cả virus cúm H5N1.

Còn hoạt chất Eucalyptol Cineol đã được chứng minh có tác dụng như một chất chống oxy hóa và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, Cineol mang lại công dụng làm lỏng chất nhầy đường hô hấp, nên thường là thành phần chính trong thuốc ho, nước súc miệng và một số loại thuốc đạn điều trị bệnh đường hô hấp. Cineol còn có tác dụng kích thích tuần hoàn, giảm đau và sưng tấy như là một chất kháng viêm mạnh mẽ. Vì vậy Cineol còn được dùng cho da, nướu răng, giảm viêm và giảm đau tại chỗ.

Nhờ những công dụng này, tinh dầu tràm thường được sử dụng để chữa đầy hơi, khó tiêu, chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho, chống và trị muỗi, xua đuổi kiến… Tính ấm trong dầu tràm cũng có tác dụng thay đổi tính chất, môi trường sống của các loại vi khuẩn.

Dầu tràm nguyên chất khi ngửi sẽ có mùi thơm tự nhiên của tràm, không quá cay nồng, ngào ngạt. Qua quan sát bằng mắt thường, tinh dầu tràm nguyên chất có màu vàng nhạt, trong vắt không chứa cặn hay tạp chất. Tinh dầu tràm càng để lâu càng sậm và trong hơn. Khi bôi dầu tràm vào tay ban đầu sẽ cho ta cảm giác âm ấm, dầu sẽ mỏng nhẹ bám vào tay mà không gây nhờn hay rít mà nhanh chóng khô đi.

Hy vọng với những thông tin về sáng kiến ngừa dịch bệnh do virus Corona bằng tinh dầu tràm trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong mùa dịch này.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top