Sẹo lồi: nguyên nhân và cách điều trị

Sẹo lồi là sự tăng sinh collagen da lành tính. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng tỉ lệ tái phát còn cao và thường không đáp ứng hoàn toàn với điều trị. Hãy cùng iMediCare tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là sẹo lồi?

Sẹo lồi khởi đầu trong vai tháng đầu sau khi bị thương, là một khối đỏ hồng, kích thước thay đổi tùy thuộc tổn thương da lúc đầu. Sẹo có giới hạn rõ, bề mặt căng bóng thấy được các mạch giãn bên dưới, mật độ hơi cứng như khối cao su. Sau đó, trong vòng năm đầu sau tổn thương, có hình dạng không đều, bề mặt nhẵn bóng, sậm màu và cứng hơn so với da lành vùng xung quanh sẹp. Tổn thương sẹo lồi thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc.

Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự, của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu gì ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng.

Nguyên nhân gây sẹo lồi?

Sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da bị tôn thương, có thể do:

  • Chấn thương, vết rách da do tai nạn
  • Vết cắt do phẫu thuật các loại (bưu cổ, tim, ruột thừa mổ lấy thai, thẩm mỹ: căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mỡ bụng…).
  • Bỏng da.
  • Một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da,…
  • Tuy nhiên, tổn thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những yếu tố nguy cơ sau:
  • Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã có sẹo lồi trước đó.
  • Vết thương căng quá hoặc chùng quá.
  • Tồn tại vật lạ trong da.

Ở người da màu, tỷ lệ có cơ địa sẹo lồi rất cao, chiếm 15-20% , hơn 15 lần so với người da trắng. Với người có cơ địa sẹo lồi thì bất cứ vết rách gây tổn thương ngoài da nào, kể cả vết kim chích, cũng có thể tạo ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó.

Các phương pháp điều trị sẹo lồi

Sẹo lồi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp với mức độ thành công khác nhau. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ và không có một liệu pháp duy nhất nào luôn luôn thành công. Nhiều báo cáo điều trị thành công sẹo lồi trong y văn là không đúng sự thật. Trị liệu có thể giúp cho sẹo lồi trở nên nhỏ hơn, mềm và phẳng dần chứ không thể làm mất đi sẹo, tức là không thể giúp cho vùng da sẹo trở lại bình thường như da lành xung quanh.

Dự phòng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị sẹo lồi:

  •  Không nên tiến hành những thủ thuật thẩm mỹ không cần thiết ở những người có cơ địa sẹo lồi.
  •  Nên tránh những thủ thuật tối đa ở giữa ngực; những vùng tổn thương da hậu phẫu phải được điều trị bằng những kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng.
  • Tất cả những vết thương do phẫu thuật phải được đóng lại với độ căng bình thường nếu có thể, không nên cắt ngang khoảng cách giữa các khớp và nên cắt da theo hình elipse nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.

 – Nội khoa: Corticosteroids, Interferon, 5-fluorouracil, Imiquimod.

 – Ngoại khoa: cắt bỏ và phẫu thuật lạnh.

 – Xạ trị và các biện pháp vật lý khác.

Sẹo lồi, một bệnh ngoài da lành tính về mặt nội khoa, là những tổn thương thứ phát từ một đáp ứng mô liên kết quá thừa ở những người có khuynh hướng tạo sẹo lồi. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng việc này cũng đặt ra một thách thức lớn cho các bác sĩ vì tỉ lệ tái phát cao và thường không đáp ứng hoàn toàn với điều trị. Mặc dù tiêu chuẩn vàng hiện nay là cắt bỏ sẹo rồi tiêm Steroid hoặc dùng những liệu pháp phụ trợ khác nhưng, rất nhiều những chọn lựa điều trị đã chứng minh cho thấy rằng không có một liệu pháp duy nhất nào đạt hiệu quả 100%. Vì vậy y học còn cần phải nghiên cứu nhiều hơn về việc điều trị sẹo lồi.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top