Nếu bạn hoặc người thân đã hay đang mắc các bệnh về tim mạch, ví dụ như tim bẩm sinh, suy tim,… thì chắc hẳn đều đã từng siêu âm tim. Dưới đây là những điều cần lưu ý về siêu âm tim, các bạn tham khảo nhé.
Siêu âm tim là gì?
Siêu âm tim là một phương pháp không đau và sử dụng khi kiểm tra các bất thường của tim. Phương pháp này cũng tương tự như siêu âm bụng, kỹ thuật viên có thể nhìn thấy hình ảnh, nhịp đập của tim đồng thời lưu lại dữ liệu hình ảnh trên máy tính.
Siêu âm tim được chỉ định trong những trường hợp nào?
Siêu âm tim được sử dụng cho việc chẩn đoán những vấn đề về tim, có thể thấy được kích cỡ, đo được độ dày-mỏng, sự bơm máu và những hoạt động khác của tim. Kỹ thuật viên có thể thấy và đánh giá các vấn đề:
-Huyết khối về tim
-Từ các bất thường của tim, tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
-Phát hiện dị tật tim bẩm sinh
-Phát hiện bệnh van tim…
Đối với các trường hợp cần phẫu thuật tim thì siêu âm tim là điều bắt buộc và rất hữu ích trong việc chẩn đoán lâm sàng.
Quá trình siêu âm tim diễn ra như thế nào?
Việc siêu âm tim diễn ra tối đa trong vòng 45 phút với các ca bình thường. Bạn sẽ nằm nghiêng về một bên và thực hiện theo yêu cầu của kĩ thuật viên siêu âm. Kỹ thuật viên sẽ thoa lên ngực bạn một lớp gel để tạo môi trường tiếp xúc tốt giữa thiết bị dò tìm tín hiệu được kết nối với máy tính, qua hoạt động của các bước sóng cao tần, tín hiệu được đưa về màn hình và sẽ được lưu trữ lại.
Một vài trường hợp đặc biệt, kỹ thuật viên sẽ tiêm một chất gọi là chất dẫn quang để dễ dàng hơn trong việc xem xét các tín hiệu của tim. Thông thường việc siêu âm tim được kết hợp với việc đo điện tâm đồ. Từ hai kết quả này, bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về tình trạng tim mạch của bạn.
Siêu âm tim không có nghĩa là chữa được các bệnh lý của tim (nếu có), mà chỉ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh, cung cấp dữ liệu cho các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch đánh giá, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị tối ưu.
Máy SPO2 theo dõi nhịp tim và nồng độ oxy trong máu cho bệnh nhân tim mạch
Theo dõi nhịp tim bằng cách nào?
Nếu đã có tiền sử bệnh về tim thì tốt nhất hãy trang bị cho mình một thiết bị để theo dõi nhịp tim hàng ngày. Bạn có thể tham khảo những thiết bị theo dõi nhịp tim sau:
– Máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 kèm nhịp tim tại nhà
– Máy đo huyết áp kèm nhịp tim tại nhà
Hai thiết bị này ngoài theo dõi nhịp tim còn theo dõi được cả huyết áp, hoặc nồng độ oxy trong máu. Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ bạn là người lớn hơn 40 tuổi, có dấu hiệu tăng giảm huyết áp, muốn theo dõi cả nhịp tim và huyết áp, thì hãy lựa chọn một chiếc máy đo huyết áp tại nhà. Nếu bạn hay bị khó thở, thì hãy sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để nắm được tình trạng sức khỏe và thở oxy kịp thời.
Nói chung, với những người bị tim mạch thì nên có thiết bị y tế theo dõi, hỗ trợ bên mình.
Trên đây là nội dung về siêu âm tim. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.