Sử dụng máy đo huyết áp trẻ em tại nhà là cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Huyết áp không còn là nỗi lo lắng của những người cao tuổi mà hiện nay mức độ ảnh hưởng của nó còn đến nhiều đối tượng khác, nhất là trẻ em. Sử dụng máy đo huyết áp trẻ em tại nhà là cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà cho trẻ là một chủ đề, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Chúng ta hãy cùng iMediCare đi tìm hiểu một vài thông tin về chủ đề này nhé!

Chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em

Huyết áp sẽ được thể hiện theo hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đây là bảng huyết áp bình thường ở trẻ em theo độ tuổi:

Độ tuổi Chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em(mmHg)
1-12 tháng 75-100/50-70
1-4 tuổi 80-110/50-80
3-5 tuổi 80-110/50-80
6-13 tuổi 85-120/55-80
13-18 tuổi 95-140/60-90

Bệnh cao huyết áp ở trẻ

– Nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh cao huyết áp ở trẻ em hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. 50% số trẻ em tăng huyết áp là do béo phì, ít vận động, ăn uống thiếu lành mạnh. Con số này còn có nguy cơ tăng lên theo độ tuổi phát triển. Ngoài ra các trường hợp trẻ sinh non cũng là đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp bởi có các biến chứng ở thận, phổi, tim, hệ tuần hoàn.

– Phát hiện trẻ bị cao huyết áp chỉ dựa vào một lần tình cờ đi khám các bệnh lý về tim phổi. Với 3 lần khám liên tiếp chỉ số huyết áp cao hơn so với mức cho phép.

– Cách điều trị cao huyết áp: cho trẻ đi khám sức khỏe định kì, kiểm soát huyết áp thường xuyên bằng mày đo huyết áp trẻ em. Kiểm soát cân nặng và có một chế độ ăn uống khoa học. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn nâng cao thể lực.

Trẻ em là một đối tượng bệnh nhân đặc biệt, với bất cứ một tác nhân nào cũng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển thể lực cũng như trí não.

Các biến chứng của bệnh có thể xảy đến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, trụy mạch,… Do đó với tất cả những nguy cơ tiềm ẩn này, các mẹ nên mua một chiếc máy đo huyết áp sử dụng tại nhà.

Sử dụng máy đo huyết áp trẻ em tại nhà để kiểm soát tốt tình trạng huyết áp

Đối với những trẻ đã có tiền sử cao huyết áp thì chỉ cần có những biến động nhỏ trong sinh hoạt, ăn uống, vận động thôi cũng có thể khiến chỉ số huyết áp thay đổi.

Chính vì vậy, để kiểm soát được tối ưu nhất các chỉ số huyết áp cho trẻ, một chiếc máy đo huyết áp trẻ em luôn sẵn sàng trong mỗi gia đình là cách bảo vệ sức khỏe vô cùng hiệu quả, sáng suốt. Cách sử dụng đơn giản, không mất thời gian khi đến các trung tâm y tế, bất kể lúc nào mẹ cũng có nắm bắt được tình hình của bé, điều này giúp mẹ chủ động hơn khi cho bé sử dụng thuốc.

Các sự cố gặp phải khi đo huyết áp cho trẻ

Kết quả quá thấp hoặc quá cao, nguyên nhân có thể đo:

-Vòng bít quấn không đúng

-Nói chuyện hoặc cử động trong khi đo

-Tay áo ảnh hưởng tới vòng bít.

Khắc phục:

Có thể là vì vòng bít không phù hợp với người sử dụng. Với máy đo huyết áp bắp tay, nếu dùng cho trẻ em nên chọn loại thiết kế riêng.

Trước khi chọn máy, bạn hãy đo kích thước bắp tay (vị trí sẽ quấn vòng bít khi dùng máy đo huyết áp)  và đối chiếu với bảng sau để tìm mua phù hợp.

Kích thước bắp tay(cm) Loại máy phù hợp
18-22 cm Nhỏ
22-32cm Trung bình
32-45cm Lớn

Khi đo huyết áp nên cởi áo khoác ra để phần cánh tay được tiếp xúc với vòng quấn trực tiếp, rồi đặt luồn vòng quấn từ phía dưới lên trên mà cánh tay, luồn qua vòng ống dẫn khí.

Phần cuồi của vòng bít nên cách phía trên khuỷu tay khoảng 1 – 2cm. Sau đó, lật cánh tay ngửa lên, điều chỉnh vòng bít sao cho ống dẫn khí chạy dọc ở giữa cánh tay bạn.

Trong quá trình đó, bạn không nên thả mà phải giữ chặt vòng bít ở nguyên vị trí rồi tiến hành thực hiện đo huyết áp như bình thường.

– Áp suất vòng bít không tăng:

+ Ống dẫn khí chưa được cắm vào máy chắc chắn

+ Vòng bít bị rò rĩ (khắc phục là thay vòng bít khác).

Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà là cách bảo vệ sức khoẻ trẻ em thiết thực, khoa học. Các mẹ cần lưu ý để sức khoẻ của các bé luôn được được đảm bảo.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top