Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi

Ở giai đoạn thai nhi 24 tuần tuổi, tử cung của bạn đang to dần và bạn đang hy vọng sớm được bế bé yêu của mình trên tay. Mang thai và làm mẹ là những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời của bạn và cho dù bạn có kế hoạch mang thai hay không, bạn luôn xứng đáng được hạnh phúc và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời này.

Đương nhiên những trải nghiệm tuyệt vời cũng có thể sẽ là những thử thách với những thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc của hành trình làm Mẹ. Không cần phải lo lắng bạn đủ mạnh mẽ để vượt qua tất cả các thử thách đó.

Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 650 gram và dài hơn 34cm tính từ đầu đến chân, có kích thước bằng một trái bắp.

Phổi của bé bước vào giai đoạn phát triển để có thể làm nhiệm vụ cung cấp đủ oxy cho bé ngay khi vừa chào đời.

Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.

Lúc này, cơ thể bé bắt đầu tích mỡ nên làn da không còn nhăn nheo và trong suốt như trước nữa. Các mí mắt không còn dính vào nhau và bé bắt đầu học cách nhắm – mở mắt, chớp mắt .

Cơ thể bé đã phát triển rất cân đối và sẽ bắt đầu đầy đặn lên. Não bộ và các gai vị giác phát triển nhanh chóng.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 24

Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt của mẹ trong tuần này khá cao. Mẹ cần rất nhiều sắt hơn bình thường để tạo nhiều máu nhằm cung cấp oxy cho cả mẹ và bé. Thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến sinh non hoặc bé bị thiếu cân khi sinh.

Tử cung của mẹ đã nhô cao quá rốn, kích thước tử cung lúc này cỡ bằng 1 quả bóng đá.

Mái tóc của mẹ sẽ óng ả và mượt mà và dày hơn trước khi mang thai.

Kích thước vòng bụng đã to vượt mặt, nên mẹ di chuyển rất khó khăn và không thể nhìn thấy đầu gối của mình khi đứng thẳng nữa.

Các triệu chứng sưng phù ngón tay, ngón chân và mắt cá chân hiện rõ.

Các cơn co thắt tử cung Braxton Hicks nhiều hơn khiến mẹ mệt mỏi và mất dần sức lực.

Chứng táo bón vẫn đeo đuổi bạn

Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế.

Một số mẹ có thể bị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Xét nghiệm quan trọng trước sinh là xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose thường được thực hiện từ tuần 24 đến tuần 28. Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose sẽ giúp bác sĩ biết mẹ có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Đặc biệt hơn có một số mẹ có lo lắng về việc chuyển dạ sinh non trong tuần này.

Mẹ cần làm gì khi mang thai ở tuần thứ 24

Để giảm tình trạng thiếu máu, mẹ nên bổ sung thêm một số khoáng chất như canxi, kẽm, i-ốt, phốt pho… nên ăn nhiều trứng, thịt bò, thịt nạc lợn, cá, tôm, rau quả…

Các mẹ nên uống thêm sữa dành cho bà bầu có chứa các thành phần như canxi, chất sắt, vitamin A, D… rất tốt cho mẹ và bé. Ăn những thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh như cải bó xôi, các loại cá như cá hồi, cá mòi, thịt gia cầm và thịt đỏ.

Ăn những thực phẩm giàu vitamin B bao gồm folate (thường có trong những loại rau lá xanh, đậu và ngũ cốc), và B12 (có trong sữa), những chất này cũng hỗ trợ việc hình thành các tế bào hồng cầu.

Duy trì sử dụng những viên uống bổ sung sắt và axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ.  Ăn những thực phẩm giàu vitamin C. Bởi đơn giản vitamin C giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn. Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc.

Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate như yến mạch, gạo lức, rau củ… sẽ giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top