Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

Ở mỗi giai đoạn thai kỳ thì thai nhi và mẹ bầu sẽ có những thay đổi và phát triển khác nhau để đánh dấu những cột mốc quan trọng khi mang thai. Đối với tuần thai thứ 32 thai nhi sẽ có những phát triển vượt bậc và gần như hoàn thành những chi tiết cuối cùng để trở thành một cơ thể hoàn chỉnh nhất. Hãy cùng iMediCare tham khảo ngay những thông tin dưới đây để biết được thai nhi 32 tuần tuổi phát triển như thế nào và mẹ bầu nên làm gì để tốt nhất cho thai kỳ nhé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 32

Khi bước vào tuần thai thứ 32. Thiên thần nhỏ nặng khoảng 1,7kg và cao khoảng 42,4cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Bạn có thể biết được ngôi thai đã thuận hay chưa qua hình ảnh siêu âm. Ngôi thai thuận tức là bé đã xoay đầu xuống phía dưới. Bắt đầu từ tuần này lượng nước ối có xu hướng giảm dần, vì vậy mà cơ thể bé sẽ nằm gọn giữa tử cung mẹ, không trôi nổi tự do như trước kia nữa. Hệ thống xương của bé lúc này đã cứng cáp hơn rất nhiều ngoại trừ xương hộp sọ.

Phần xương sọ của bé phải đủ mềm để trượt qua tử cung của mẹ trong ngày chuyển dạ. Độ mềm và đàn hồi của hộp sọ sẽ giúp cho em bé dễ dàng chui qua ống sinh. Trong tuần thai 32 này hệ miễn dịch của bé đã được trang bị hoàn hảo để chống lại các loại bệnh nhiễm khuẩn ở môi trường mới khi chào đời.

Tuần thai thứ 32 móng tay và móng chân giờ cũng đã cứng và nhọn hơn các tuần trước. Vào thời điểm này làn da nhăn nheo của bé giờ đây đã không còn nữa tới tuần này có thể bé đã tích mỡ trở nên phổng phao. Nguyên nhân là do sự phát triển không ngừng của lớp mỡ dưới da. Các hệ thống thần kinh, tiêu hóa, bài tiết vẫn liên tục phát triển chuẩn bị cho một cơ thể mới hoàn toàn độc lập.

Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi 32 tuần tuổi

Với sự phát triển ngày càng nhanh của thai nhi, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng khoảng 40% – 50%, một khối lượng đáng kể từ khi mang thai. Đồng thời, tử cung của mẹ giãn nở rất lớn tạo áp lực lên dạ dày và hậu quả là dẫn đến tình trạng ợ nóng, khó tiêu…Vì vậy, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và phân đều ra trong ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu tình trạng ợ nóng, khó tiêu…

Triệu chứng đau lưng

Đau vùng bụng dưới thường xuyên cũng là hiện tượng thường xuyên xảy ra, tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện và cho bác sĩ biết tình trạng này để có phương pháp điều trị kịp thời, bởi đây rất có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

Mang thai 32 tuần tuổi là giai đoạn bụng mẹ đã rất to, to đến mức khiến mẹ không thể nhìn thấy bàn chân của mình khi nhìn xuống nữa. Điều này dẫn đến việc đi lại trở nên khó khăn, mẹ nên hết sức cẩn thận khi đi trên cầu thang, nắm chắc tay vịn, bước từ từ và tốt nhất nên mang giày bệt hoặc sandal để đảm bảo an toàn.

Sự thay đổi nội tiết tố kéo dài suốt quá trình mang thai, nó khiến cho các khớp xương và dây chằng bị nới lỏng. Điều này khiến cho mẹ thường xuyên bị đau nhức xương khớp, đi bộ, đứng, ngồi, nằm quá lâu đều gây đau.

Thai nhi 32 tuần tuổi cũng là lúc bầu ngực của mẹ bắt đầu tiết sữa, mẹ nên bổ sung vitamin K vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày vì nếu thiếu vitamin K thì rất có thể sữa sẽ biến mất sau khi sinh con.

Lời khuyên dành cho mẹ khi thai nhi 32 tuần tuổi

Với những triệu chứng thường xuyên xuất hiện như đầy hơi, ợ nóng, táo bón, chóng mặt, chuột rút, sưng phù, tay chân,… thì cách khắc phục là mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống lại sao cho khoa học và phù hợp, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, thay đổi tư thế nằm, massage,…

Trước khi muốn đứng lên thì tốt nhất mẹ nên từ tốn, chậm rãi, vì chiếc bụng to có thể sẽ khiến mẹ mất cân bằng và dễ bị ngã.

Hãy tự tạo niềm vui cho bản thân bằng cách tự mình lên danh sách những thứ cần thiết phải mua cho con và cùng chồng đi mua sắm, việc này sẽ giúp mẹ cảm thấy hạnh phúc và hạn chế tối đa tình trạng stress hay trầm cảm khi mang thai.

Dù bụng mẹ đã rất to và mẹ cũng dễ mệt khi hoạt động, nhưng hãy cố gắng vận động ngay khi có thể. Những bộ môn thích hợp khi thai nhi 32 tuần tuổi như đi bộ, tập yoga cho bà bầu, thiền, bơi lội…

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top