Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi các mẹ bầu nên biết là giai đoạn gần đi đến chặng cuối của một thời kỳ mang thai vất vả và lúc này bé đã chính thức hoàn thiện các chức năng về mọi mặt của một em bé rồi đấy. Hãy cùng iMediCare khám phá kĩ hơn về sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi thông qua các kiến thức hữu ích dưới đây nhé!

Bé sẽ phát triển như thế nào vào tuần thai thứ 34?

Vào tuần thứ 34 trong quá trình phát triển thai kỳ bé đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg, cỡ một quả dưa bở.

Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn gì nữa trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.

Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.

Cơ thể bà bầu thay đổi như nào khi bé được 34 tuần tuổi

Càng gần ngày sinh bé, cơ thể mẹ càng càng nhiều thay đổi. Việc thay đổi này nhằm đáp ứng mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp bé chào đời an toàn. Ở tuần thứ 34, bé càng di chuyển xuống vùng xương chậu, tử cung cảu mẹ càng phồng ra chèn ép các cơ quan nội tạng khác khiến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn. Mặt khác, việc tử cung tiếp tục to ra cũng khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nhọc, mệt mỏi. Bên cạnh đó, các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là chứng ợ nóng khi mang thai vẫn sẽ đeo bám mẹ.

Ở thời điểm này, mẹ bầu cần lưu ý

Chân, tay, mặt và mắt cá chân có thể hơi phù nề. Đây là tình trạng giữ nước của cơ thể và nó thường sẽ tồi tệ hơn khi thời tiết ấm và vào cuối ngày. Để giải quyết vấn đề này, mẹ bầu nên uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt phù, sưng húp thì nên gọi cho bác sĩ ngay, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Ngoài ra, ở tuần thai thứ 34, mẹ bầu còn có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến khác như đầy hơi, táo bón, tăng tiết dịch âm đạo, đau lưng, bị trĩ, mất ngủ, tầm nhìn giảm…

Theo lời khuyên của các bác sĩ, sự phát triển của thai nhi đang đi đến giai đoạn quan trọng và mẹ sẽ bắt đầu phải đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ tuần 34, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ. Loại khuẩn này gây ra những tác hại vô cùng nguy hại cho thai nhi dù vô hại cho mẹ bầu.

Đặc biệt, khi thai nhi bước sang tuần thứ 34, mẹ bầu cũng nên lên kế hoạch chuẩn bị sinh và sắm sửa những món đồ cần thiết cho ngày chuyển dạ.

Mẹ bầu nên làm gì trong tuần thai thứ 34?

Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Bạn và chồng mình sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng. Nếu bạn không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích cho bạn.

Tìm hiểu quá trình thay đổi cũng như sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi trong chặng gần cuối cùng trước khi chính thức bắt đầu chuyển dạ sẽ giúp các mẹ cảm thấy an tâm, chủ động có kế hoạch chăm sóc dưỡng sức nhiều hơn để sinh con được thuận lợi và tốt đẹp. Chúng tôi hi vọng rằng, đây sẽ là những kinh nghiệm được tổng hợp thật cần để các thai phụ có thể sinh nở thành công trong thời gian tới.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top