Khi thai nhi 39 tuần tuổi, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm có thể diễn ra để xác định sức khỏe của mẹ và bé vẫn ổn định. Mẹ sẽ rất nôn nao vì chờ đợi ngày lâm bồn sắp đến, nhưng vẫn không khỏi lo lắng nhất là đối với các mẹ mang thai lần đầu.
Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi
Dựa trên bảng cân nặng thai nhi thì bé 39 tuần tuổi đã tương đương với trẻ sơ sinh rồi mẹ ạ, bé lúc này nặng khoảng 3,2kg và dài khoảng 50cm. Hình dáng bé đã rất tròn đầy trông như một quả dưa hấu nhỏ và bé đã hoàn toàn đầy đủ các bộ phận chức năng để chào đón thế giới bên ngoài.
Bên dưới làn da bé, lượng chất béo vẫn không ngừng được tích tụ để tạo mỡ giúp thai nhi 39 tuần tuổi tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình sau khi sinh. Sau khi phần lông tơ và sáp bảo vệ biến mất, làn da bé đã căng mịn và hồng hào cho đến lúc con chào đời.
Bên cạnh các cơ quan chính, hệ thần kinh, não bộ, lá phổi và khung xương của bé đã phát triển ở mức tương đối về các mô trong thời gian mang thai này của mẹ. Tuy nhiên để hoạt động thật sự thì bé sẽ mất nhiều năm liền để không ngừng hoàn thiện khả năng hô hấp, tư duy và các hoạt động xương cốt.
Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi đã hoàn toàn hoàn chỉnh và các hoạt động như hít thở, bú, tiêu hóa, bài tiết, khóc,… sẽ diễn ra rất tự nhiên từ thời gian này cho đến lúc bé bước ra khỏi bụng mẹ. Em bé của bạn đã đủ ngày đủ tháng nhưng ở một số trường hợp bé vẫn chưa thực sự sẵn sàng để chào đời.
Thay đổi của mẹ khi thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 39 tuần tuổi đồng nghĩa với việc hành trình bầu bí của mẹ đã đi đến đoạn kết. Những thay đổi trên cơ thể mẹ lúc này sẽ không có nhiều chuyển biến rõ rệt như các tuần thai trước đó.
Thai nhi 39 tuần tuổi ít đạp hơn, tuy nhiên mẹ cũng có thể nhìn thấy rõ các cú đá chân, xoay người của con khi bé chuyển động. Thông thường các hoạt động của bé sẽ ít hơn còn 1 lần/30 phút, nếu mẹ thấy các chuyển động ít hơn số lần này thì cần tìm đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng bé.
Mẹ cảm giác một lực rất lớn, rất nặng đang đè lên cổ tử cung của mình và khiến mẹ có cảm giác rất khó tả. Lúc này cổ tử cung của mẹ sẽ giãn nở đến 10 cm để đầu và cơ thể em bé thoát ra bên ngoài.
Thai nhi 39 tuần tuổi đã di chuyển đến sát vùng sinh của mẹ, mẹ đã cảm thấy vùng xương chậu của mình nở ra to lắm rồi và em bé có thể đứa bé sắp “chui” ra ngoài bất kỳ lúc nào.
Bé được 39 tuần tuổi càng gần đến ngày sinh sẽ càng nhích dần ra khỏi tử cung của mẹ. Điều này sẽ khiến mẹ đối mặt nhiều hơn với các cơn gò tử cung và đôi khi mẹ nhầm lẫn đây là cơn đau chuyển dạ gây ra.
Một lượng dịch màu trắng, không mùi và hơi loãng sẽ tiết ra nhiều hơn trong tuần thai này. Đây là các tế bào ở cổ tử cung bong tróc để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, nhưng không phải trường hợp nào mẹ cũng sẽ xuất hiện lượng dịch này trước khi sinh.
Tâm trạng của mẹ bầu sẽ đan xen giữa nhiều cung bậc cảm xúc, mẹ sẽ vừa vui mừng, vừa hồi hộp, vừa mệt mỏi và khó chịu do cảm giác đau râm ran gây ra. Hãy tranh thủ nghỉ ngơi và duy trì tâm trạng ổn định hơn trước chặng đường mới mà mẹ sẽ trải qua trong tuần tới.
Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần 39
Mẹ bầu thai nhi 39 tuần tuổi khó tránh khỏi cảm giác nóng lòng chờ đợi thiên thần nhỏ của mình chào đời. Thế nhưng tâm lý này sẽ gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ cảm thấy ổn hơn trước những vấn đề của cơ thể:
Mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống đủ chất. Tốt nhất mẹ nên ăn 3 phần thịt, cá và 5 phần rau xanh, trái cây mỗi ngày ngày để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể đồng thời hạn chế khả năng táo bón thai kỳ trong thời gian gấp rút này.
Hạn chế suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng. Mẹ có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc và làm các công việc nhà nhẹ nhàng để giải tỏa những áp lực đang dồn nén.
Thai nhi 39 tuần tuổi của mẹ đã rất lớn, vì thế tử cung mẹ cần giãn nở hết cỡ để em bé được thoải mái nhất. Đi bộ nhiều là một cách tốt để kéo giãn cổ tử cung của mẹ, điều này cũng giúp mẹ sinh em bé dễ dàng hơn khi lâm bồn.
Mẹ mang thai 39 tuần tuổi sẽ được khám và theo dõi tim thai và độ giãn nở của tử cung vài lần trong tuần này để xác định độ phù hợp để định ngày sinh cho mẹ, hoặc xác định độ quá tháng của thai nhi.
Các thao tác kiểm tra nước ối, kích thước thai nhi và vị trí của nhau thai sẽ giúp bác sĩ chỉ định ca sinh của mẹ là sinh thường hoặc sinh mổ.
Thai 39 tuần gò nhiều có phải chuyển dạ?
Hiện tượng thai 39 tuần gò nhiều không hẳn là dấu hiệu sắp sinh mà đây còn là biểu hiện sinh lý Braxton – Hicks – hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả.
Mẹ có thể phân biệt các cơn đau này thông qua các biểu hiện sau:
Cơn gò Braxton-Hicks
Thường kéo dài khoảng 30 giây, không có nhiều đau đớn.
Biến mất khi mẹ thay đổi vị trí nằm, hoặc ngồi.
Cơn đau Braxton-Hicks thường xảy ra khi thai nhi chuyển động, bàng quang đầy kèm theo cảm giác buồn tiểu.
Cơn gò chuyển dạ
Trường hợp thai nhi 39 tuần tuổi gò nhiều 5-10 phút/ lần và có tần suất đều đặn chứng tỏ mẹ đang chuyển dạ.
Cơn đau sẽ không giảm khi mẹ thay đổi tư thế.
Cơn gò chuyển dạ lan nhanh ở vùng bụng dưới, sau lưng, xương chậu và cảm giác như chuột rút ở lườn và đùi của mẹ.
Khả năng xuất huyết âm đạo sau khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ khoảng vài tiếng.
Song song đó mẹ sẽ cảm thấy tử cung cứng hẳn đi và cảm giác chóng mặt, đau đầu và buồn nôn kéo đến dồn dập.