Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29

Thai nhi tuần thứ 29 đã “mũm mĩm” hơn tuần thứ 28 rồi đấy. Thời gian ngủ của bé cũng kéo dài hơn, khi thức thì bé chỉ chịu mở mắt trong vài giây thôi. Các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29 nhé.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29

Thai nhi tuần thứ 29 nặng khoảng 1,2 – 1,25kg và chiều dài tính từ đầu đến gót chân đạt 32 – 35cm (từ đầu đến mông khoảng 24 – 26cm).

Ở tuần này, em bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, mẹ đừng ngần ngại hãy hát và đọc sách cho bé nghe.

Có hai điều thú vị về trọng lượng của thai nhi đã được phát hiện thời gian này đó là: thai nhi mang giới tính nam nặng hơn nữ và trọng lượng trẻ sơ sinh tỉ lệ thuận với số lần người mẹ mang thai hoặc số con mà người mẹ đã sinh.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên của thai nhi, mẹ sẽ cần bổ sung nhiều chất đạm, vitamin C, axit folic và sắt vì xương của trẻ đang cần nhiều canxi. 3 tháng này, có khoảng 250g canxi được giữ lại trong bộ xương cứng cáp của bé mỗi ngày.

Có một điều vô cùng đặc biệt trong những tuần thai này đó là mầm răng của bé đã hình thành phía bên trong lợi rồi. Tuy nhiên mầm răng này sẽ tiếp tục phát triển và phải đến khi bé chào đời khoảng 3-6 tháng, những chiếc răng này mới nhú lên.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thứ 29

Đến giai đoạn này, mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhất là những khi khó ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng thấy mình vụng về hơn bình thường. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bây giờ mẹ không chỉ nặng nề hơn, trọng lượng dồn ở bụng bầu còn làm cho trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi. Hơn nữa, do sự thay đổi của hormone, các dây chằng và các khớp xương lỏng hơn khiến mẹ dễ mất thăng bằng.

Việc các dây chằng giãn cũng khiến chân thường xuyên trong tình trạng phình to và mẹ nên chuẩn bị một vài đôi giày mới cỡ lớn.
Mẹ còn nhớ sự thay đổi tâm trạng giai đoạn đầu thai kỳ chứ? Những triệu chứng khó chịu kết hợp cùng sự thay đổi hormone có thể khiến những cảm xúc khó kiểm soát đó quay trở lại. Cảm giác lo lắng không biết mình sẽ chuyển dạ thế nào, mình có trở thành người mẹ tốt hay không… là hoàn toàn bình thường.

Nếu mẹ không thể rũ khỏi cảm giác chán nản, ủ ê, ngày một cáu kỉnh và kích động, lo lắng thì hãy tìm gặp bác sĩ. Mẹ có thể nằm trong số 1/10 thai phụ bị trầm cảm thai kỳ đấy.

Khám thai 29 tuần tuổi

Mốc 29 tuần tuổi là một trong những mốc quan trọng. Thời điểm từ tuần 28 đến tuần 30 các chuyên gia y tế sẽ giúp mẹ bầu phát hiện được những vấn đề như nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật.

Về cơ bản bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Đo cân nặng, chiều dài và nhịp tim của bé. Đo lượng nước ối cũng như một số vấn đề như nước ối ít, ối đục, dây rốn quấn cổ…
  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện ra viêm nhiễm đường nước tiểu…
  • Kiểm tra nhịp tim, huyết áp và những triệu chứng thường gặp hàng ngày của mẹ bầu. Cho nên mẹ bầu nên theo dõi sát những vấn đề gặp phải, ghi chép lại để bác sĩ tư vấn được kỹ và chính xác nhất

Ngoài ra mẹ bầu nên nhờ bác sĩ tư vấn thêm chế độ dinh dưỡng đối với mẹ và bé qua những kết quả xét nghiệm trên.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top