Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37 là thời điểm vượt cạn đang càng ngày gần kể. Mẹ bầu cần hết sức lưu ý các chỉ số của bé cũng như dấu hiệu cơ thể để đảm bảo con được an toàn cho đến thời điểm dự sinh.

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi

Chiều dài của thai nhi lúc này khoảng 46cm và cân nặng là 3000g. Đường kính trung bình lưỡng đỉnh là 9,00 ± 0,63, chu vi bụng trung bình là 30,14 ± 2,17cm và chiều dài của xương đùi là 7,10 ± 0,52cm.

Phổi của bé và các cơ quan hô hấp đã trưởng thành trong tuần này. Chất béo của cơ thể bé tăng khoảng 8%, và sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 15% khi sinh. Nhiều thai nhi có tóc đen và nhiều lông, chiều dài lông và tóc khoảng 1-3 cm, một số tóc của thai nhi cũng có màu vàng. Ngoài các yếu tố dinh dưỡng, di truyền cũng là một trong những lý do quan trọng.

Nếu một trong cha hoặc mẹ là tóc xoăn thì thai nhi cũng sẽ có tóc xoăn tự nhiên. Tất nhiên, một số thai nhi không có tóc dài, nhưng bạn không cần phải lo lắng về màu sắc hay mật độ của tóc. Vì khi bé được bổ sung các chất dinh dưỡng sau khi sinh, tóc sẽ tự nhiên trở nên dày và óng.

Thông thường trong tuần này, thai nhi có thể sẽ tiếp tục xoay đầu xuống. Nếu vị trí của thai nhi không chính xác, sẽ rất khó để bé có thể tự quay đầu. Nếu bác sĩ không thể sửa được thì có thể họ sẽ khuyên bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 37 tuần

Khi mang thai tuần thứ 37, cân nặng của bạn đã tăng khoảng 10,5kg và chu vi bụng của bạn khoảng 89 – 100cm. Bây giờ bạn trông rất cồng kềnh và hành động trở nên khó khăn hơn. Bắt đầu từ tuần này, cân nặng của bạn sẽ tiếp tục tăng lên.

Tốc độ là vào khoảng 0,45kg/tuần. Lúc này, vị trí của thai nhi trong bụng bạn sẽ tiếp tục thấp xuống, và đáy tử cung sẽ mở rộng hơn nhiều so với thời điểm trước đó. Bạn có thể cảm thấy cảm giác phình ra ở bụng dưới, đồng thời thấy rằng hình dạng của bụng đã thay đổi.

4 thắc mắc phổ biến nhất của mẹ khi bầu thai nhi tuần thứ 37

Ở tuần mang thai này, các vấn đề mẹ bầu cần chú ý chủ yếu bao gồm như sau.

1.Thai 37 tuần gò nhiều thì cần xử lý như thế nào?

Các cơn gò sẽ xuất hiện nhiều hơn vào tam cá nguyệt thứ 3. Đây là bước cơ bản để tử cung tập duyệt cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Do đó, mẹ cần phân biệt được giữa cơn gò sinh lý và gò chuyển dạ.

Gò sinh lý

Chỉ diễn ra từ 30 giây – 2 phút. Có thể xuất hiện thường xuyên nhưng không gây ra đau đớn. Nằm nghỉ ngơi và thay đổi tư thế từ từ thì cơn gò sẽ biến mất. Tuy nhiên mẹ cần tránh làm việc quá sức, đổi tư thế đột ngột hoặc quan hệ khi có các cơn gò.

Cơn gò chuyển dạ

Là cơn gò diễn ra nhiều lần và với tần suất lâu hơn, kéo dài hơn. Kết hợp với đó là các dấu hiệu khác như đau bụng lâm râm, ra máu, ra dịch nhầy,… Mẹ cần theo dõi chú ý để đảm bảo mình đã sẵn sàng cho bé chào đời.

2.Thai nhi 37 tuần liệu đã mổ được chưa?

Vào thời điểm này, cơ thể bé hầu như đã được hoàn thiện nhưng chưa trương thành hết mức. Nếu sinh mổ, dịch ứ đọng trong phổi sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị thiếu oxy và tử vong nếu không được đảm bảo an toàn về kĩ thuật mổ.

Do đó, nếu không vì các lý do khẩn cấp về sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì mẹ nên chờ đến tuần thứ 38 trở đi hãy mổ sinh theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

3.Hiện tượng đau bụng dưới ở tuần 37

Một số thai phụ thường có cảm giác đau lâm râm hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới vào tuần này. Theo các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân chính có thể xuất phát từ 3 lý do sau:

  • Các cơn gò sinh lý nhưng cơn đau không nhiều và quá khó chịu.
  • Giãn dây chằng vì tử cung lớn dần nên chèn ép bàng quang.
  • Táo bón, đầy hơi

Tuy vậy, nếu mẹ bầu thấy đau bụng dưới nhiều kèm theo ra máu thì nên đi khám ngay lập tức để tránh nguy hiểm cho thai nhi.

4.Mẹ bầu mang thai tuần 37 nên ăn gì để mẹ dễ đẻ con tiếp tục tăng cân?

Dinh dưỡng ở tuần này cần tập trung vào vấn đề quan trọng là ăn để mẹ dễ sinh nở nhưng đồng thời vẫn đảm bảo thai nhi tăng cân đều đặn cho đến thời điểm dự sinh

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top