Sự thay đổi của thai 8 tuần tuổi như thế nào?

Thai 8 tuần tuổi vẫn chỉ là một phôi thai nhỏ xíu, nhưng tất cả các bộ phận của con người được hình thành. Phôi thai trong tuần thứ 7 đã chuyển biến khá hoàn thiện, tạo bước đà cho tuần phát triển thứ 8. Đây là tuần cuối cùng của thời kỳ phôi thai để bắt đầu kỳ tiếp theo, bào thai. Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi như thế nào, và mẹ bé cần biết những gì, chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu nhé.

Đến tuần thứ 8, thai nhi đã phát triển như thế nào?

su-thay-doi-cua-thai-nhi-8-tuan-tuoi

Kích thước của thai nhi:

Sự phát triển của thai nhi được tính theo từng tuần và đã có chiều dài vào khoảng 1.5 cm.

Sự hình thành ngón chân:

Những ngón tay ngón chân của em bé đã được hình thành rõ rệt ở tuần thứ 8, và còn bắt đầu có móng tay móng chân. Em bé có thể uốn cong chân tay vào giai đoạn này, nhúc nhắc khuỷu tay và có thể gập cổ tay.

Hoàn thiện sự “sắp xếp” bộ phận trên cơ thể của thai nhi:

Đến tuần thứ 8, tất cả những bộ phận quan trọng trong cơ thể đều đã được định hình đúng vị trí và sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài dạ con.

Sự hoạt động của thận:

Hai quả thận của em bé đã đang lọc máu và tạo nước tiểu vào lúc này. Chúng còn đang bí mật trữ dịch tiêu hóa trong dạ dày, sẵn sàng chiến đấu với nước ối mà chúng sắp sửa phải nuốt vào.

Phát triển các cơ quan sinh dục:

Nếu thai nhi là con trai, cơ quan sinh dục ngoài sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh kích thích tố sinh dục nam – hooc môn nam hết sức quan trọng của cánh đàn ông.

Đầu thai nhi:

Khi siêu âm, các mẹ sẽ thấy, phần đầu của thai nhi vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng từ tuần 8 trở đi, cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành

Tai trong và tai ngoài, chân răng và mắt đã được phát triển đầy đủ.

Sự hình thành của các dây thần kinh:

Dây thần kinh của thai nhi, cũng bắt đầu phát triển ở chi dưới, và vào cuối tuần này sẽ hình thành thành các bộ phận riêng biệt như đùi, chân và bàn chân.

Các cơ quan nội tạng:

Cơ quan nội tạng của thai nhi đang tiếp tục phát triển, trong đó ruột đã được “trang bị” thêm máu và dây thần kinh. Nhau thai cũng dần hoàn thiện đầy đủ các thành phần và chức năng.

Thay đổi ở mẹ trong tuần thai thứ 8

Cơ thể bạn khi mang thai 8 tuần vẫn chưa có biểu hiện gì khác thường vì bụng của bạn còn chưa to ra. Thậm chí người ngoài còn chưa nhận ra bạn đang mang thai. Bạn cũng không hề có cảm giác gì, nhưng thực tế tử cung của bạn đang lớn không ngừng cùng với sự phát triển của thai nhi.

Tuần này, bạn vẫn tiếp tục chịu đựng các cảm giác khó chịu của ốm nghén. Một số chị em có những kiểu ốm nghén rất lạ như thích ăn rễ cây, ăn gạch…

Một số trường hợp khác lại không có biểu hiện ốm nghén, các ông chồng tự nhiên lại thèm ăn một thức ăn nào đó trong khi bình thường anh ta không thích ăn, hoặc không ăn nhiều như vậy. Trường hợp này dân gian gọi là ốm nghén thay vợ.

Các biểu hiện của ốm nghén là rất bình thường nên chị em cũng đừng quá lo lắng mà gây ảnh hưởng cho sức khỏe bản thân và thai nhi trong bụng.

Chế độ dinh dưỡng

Nếu bạn vẫn cảm thấy ốm nghén và không thể ăn nhiều, hãy thử uống nhiều nước quả như nước dừa nước cam để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể của bạn và cho thai nhi, tránh các đồ uống có ga vì nó sẽ gây hại cho bé yêu.

Nếu thời tiết nóng ẩm, hãy tăng cường uống thêm nước để tránh tình trạng khử nước. Có rất nhiều lựa chọn cho bà bầu: sữa, kem, nước dừa, nước chanh tươi… đều rất bổ dưỡng.

Đảm bảo nước bạn uống là sạch hoàn toàn. Nếu phải mua nước khi đi ngoài đường thì nên chọn các thương hiệu có uy tín, kiểm tra kỹ hạn sử dụng và thành phần.

Các bệnh thường gặp

Trong giai đoạn đầu mang thai, đặc biệt là trong tuần thứ 8 này nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy mình vô cùng nhạy cảm, dễ khóc. Nguyên nhân là do sự tăng tiết của các hoocmon và cả những lo lắng bâng quơ.

Hãy cố gắng thư giãn và dành càng nhiều thời gian nghỉ ngơi càng tốt. Không chỉ cảm xúc lên xuống thất thường khi bầu bí mà sau sinh, đôi khi bạn sẽ thấy mình thật yếu đuối.

Ở giai đoạn này cũng dễ bị sẩy thai với dấu hiệu dễ nhận biết nhất là ra máu nơi vùng kín. Rất nhiều người bị sẩy thai như vậy mà không hề biết.

Bố mẹ cần làm

Hãy duy trì hoạt động thăm khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để có được những lời khuyên cũng như có những giải pháp kịp thời với một số trường hợp bất thường. Tránh sử dụng các loại đồ ăn thức uống có chứa nhiều chất kích thích vì các chất này dễ gây ảnh hưởng tới bé. Nên tìm hiểu các vấn đề liên quan tới sự phát triển của bé để có kinh nghiệm chăm sóc bé tốt hơn.

Nên tránh stress cho mẹ vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé. Bố bé có thể giúp mẹ bé giảm ốm nghén bằng việc giúp mẹ làm các công việc nhà hoặc quan tâm mẹ bé nhiều hơn. Nên áp dụng các biện pháp giảm ốm nghén, uống trà thảo dược, chăm sóc da tốt nhất.

Giữ sức khỏe thật tốt cho mẹ cũng là giữ cho bé yêu luôn luôn được khỏe mạnh!

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top