Tại sao di chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi lại cao hơn?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng cơn đột quỵ với người già sẽ để lại nhiều di chứng và khó có khả năng phục hồi toàn diện. Thế nhưng thực tế cho thấy người trẻ bị đột quỵ sẽ để lại di chứng nhiều hơn. Vậy tại sao di chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi lại cao hơn?

>> Chăm sóc trẻ sau đột quỵ

>> Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng tăng mạnh

Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi tác, tuy nhiên hiện nay khoảng 30% số bệnh nhân nhập viện do đột quỵ là dưới 65 tuổi. Ba năm qua số người đột quỵ phải nhập viện tăng lên 1,7-2,5%, trong đó bệnh nhân nam cao gấp 4 lần nữ giới.

Trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở người cao tuổi, nhưng những năm gần đây, khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi. Đột quỵ ở người trẻ đang tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua

Đột quỵ ở đối tượng từ 25 – 44 tuổi, được gọi là “đột quỵ ở người trẻ”, chiếm khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra. Đột quỵ ở người trẻ đang tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở người trẻ tuổi lại tăng lên.

Tại sao di chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi lại cao hơn?

Có nhiều nguyên nhân khiến di chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi sẽ cao hơn, chẳng hạn như:

– Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có liên quan đến đột quỵ và các tình trạng liên quan, chẳng hạn như bệnh tim.

– Ngoài ra, nạp quá nhiều muối ăn làm tăng huyết áp.

– Lười tập thể dục dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những tình trạng này bao gồm béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường.

– Béo phì là mỡ thừa ở cơ thể. Béo phì có liên quan đến nồng độ cholesterol xấu và mỡ máu triglyceride cao hơn, trong khi làm giảm mức cholesterol tốt.Béo phì cũng có thể dẫn đến huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Uống quá nhiều rượu bia dễ làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Chất cồn nhiều cũng làm tăng mức mỡ máu, một dạng chất béo trong máu gây xơ cứng động mạch.

– Hút thuốc lá gây tổn hại cho tim và mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chất nicotine trong thuốc lá làm tăng huyết áp và carbon monoxide từ khói thuốc làm giảm lượng khí oxy mà máu có thể mang theo.

– Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì việc hít phải khói thuốc của người khác cũng có thể khiến bạn dễ bị đột quỵ hơn.

Giới trẻ thường chủ quan nghĩ rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Do đó, không ít người trẻ khi nhập viện được chẩn đoán đột quỵ tỏ ra rất bất ngờ. Di chứng để lại cũng cao hơn.

Những thói quen lành mạnh giúp giảm 80% nguy cơ đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ não có thể phòng ngừa được tốt nhất bằng cách: tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực. Nghiên cứu xác định lối sống giúp giảm đột quỵ ở người trẻ như sau:

– Hiện tại không hút thuốc lá.

– Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tức có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 25. Chỉ số BMI từ 25 – 29,9 được coi là thừa cân và chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì. Nạp không hơn 1.500 – 2.000 calo/ngày.

Những người lạm dụng bia rượu, thuốc lá, sử dụng chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”… có nguy cơ cao bị đột quỵ khi còn trẻ. (ảnh DHG pharma)

– Tập thể dục trong 30 phút trở lên mỗi ngày, như đi bộ, chơi golf, quần vợt… Đi cầu thang bộ thay vì thang máy. Nếu không có thời gian tập liên tục 30 phút thì có thể chia ra nhiều đợt tập trong ngày, mỗi đợt kéo dài 10 – 15 phút.

di chung dot quy nguoi tre tuoi

– Một chế độ ăn uống ít chất béo “xấu”, giàu rau củ và trái cây, protein nạc như thịt gà và cá, chất xơ, các loại hạt và đậu. Giảm lượng muối ăn không hơn 1.500 milligram/ngày (chừng nửa muỗng cà phê muối).

Tránh thực phẩm giàu cholesterol như thức ăn nhanh, phô mai và kem. Ăn 4 – 5 chén rau và trái cây/ngày, 2 – 3 lần ăn cá/tuần.

– Hạn chế rượu bia.

– Đặc biệt, không thể thiếu việc theo dõi tim mạch, huyết áp hàng ngày bằng máy đo huyết áp, máy đo SPO2 để phòng ngừa đột quỵ.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top