Tại sao trẻ không chịu bú mẹ?

Trẻ không chịu bú mẹ khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng và thắc mắc tại sao trẻ không chịu bú mẹ? Tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ khiến ba mẹ cải thiện được tình trạng này, vì vậy hãy cùng iMediCare tìm hiểu nhé.

>> Sai lầm thường gặp khi cho trẻ uống thuốc

>> Sai lầm thường gặp khi dùng khăn ướt cho trẻ

Tại sao trẻ không chịu bú mẹ?

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới chính là việc trẻ không được khỏe. Khị sốt, tiêu chảy, bé đang đau vì mọc răng hoặc bị đau miệng thì bé sẽ bú ít lại thậm chí bỏ bú. Đôi khi việc trẻ bị cảm lạnh, mũi bị ngạt bé phải thở bằng miệng nên khi bú trẻ sẽ khó thở và bỏ bú.

Nguyên nhân thứ 2 có thể do yếu tố bên ngoài tác động. Một số trường hợp hay gặp như việc bé quen với bú bình và ti giả. Khi bạn quá bận bịu với công việc thì cho trẻ bú bình là một biện pháp hay. Nhưng hệ lụy của nó sẽ làm bạn con bạn quen với núm ti đó. Nên khi cho trẻ bú mẹ thì bé sẽ cảm thấy lạ và bỏ bú.

Việc cho trẻ ăn dặm quá no, chia cữ ăn trong ngày không phù hợp cũng dẫn tới hiện tượng trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ.

Trẻ bú sai tư thế và bị sặc nhiều lần cũng khiến bé “sợ” bú mẹ. Bạn cần hết sức lưu ý nhé.

Nguyên nhân thứ 3 tới từ mẹ, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Chính vì vậy, khi bạn sử dụng nước hoa, sữa tắm dầu gội khác cũng có thể làm bé thấy lạ. “sao không giống như mọi khi?” trẻ sẽ không chịu bú mẹ.

Trong những lần bú mẹ trước đó, lượng sữa ra rất ít làm bé không đủ no. Hoặc quá nhiều làm bé bị sặc thì điều này cũng làm bé hình thành phản xả và bỏ bú.

Phải làm gì để xử lý trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ?

Trẻ sơ sinh bỏ bú lâu sẽ gây ảnh hưởng tới cân nặng, sức khỏe và sự phát triển. Tìm ra giải pháp và xử lý là hết sức cần thiết.

Hiều được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ thì giải quyết vẫn đề này cũng sẽ dễ dàng hơn.

Cho trẻ bú đúng tư thế để bé không bị sặc và bú trong tư thế thoải mái nhất.

Trong trường hợp sữa mẹ ra nhanh và làm bé bị sặc, tràn ra khỏi miệng thì cần hút bớt sữa. Bạn có thể sửa dụng máy hút sữa hút ra trước để sữa bớt chảy mạnh. Dòng sữa ra vừa phải, đều đặn sẽ giúp trẻ bú tốt hơn và không bỏ bú nữa.

Với những mẹ bỉm ít sữa thì cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của mình. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu hiện tượng thiếu sữa quá lâu.

Không lạm dụng núm ti giả để bé vẫn “yêu” ti mẹ. Bạn cũng cần chia cữ ăn trong ngày cho trẻ hợp lý, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cần có những cữ bú và ăn khác nhau. Không nên cho trẻ bú ngay sau khi vừa ăn dặm no.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ không chịu bú mẹ và có biện pháp xử lý. Ngoài ra, trong bất cứ tình trạng trẻ bỏ bú lâu, không giải quyết được và ảnh hưởng tới cân nặng và sức khỏe của bé thì cần tới bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý tốt nhất.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top