Tăng huyết áp ngày càng phổ biến, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu khiến 7 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm.
Do đó, việc trang bị các kiến thức về bệnh, các kỹ năng sơ cấp cứu khi gặp phải những trường hợp tăng huyết áp đột ngột là vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người.
Những điều cần biết về tăng huyết áp
Tăng huyết áp được gọi là kẻ “giết người” thầm lặng vì có đến 90% trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân.
Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với mức bình thường.
-Tăng huyết áp được xác định khi chỉ số đầu (huyết áp tâm thu) từ 180mmHg trở lên hoặc số đáy (huyết áp tâm trương) từ 120 mmHg trở lên – có thể làm hỏng mạch máu. Huyết áp bình thường chỉ số đo phải nhỏ hơn 120/80 mmHg và tín hiệu của tăng huyết áp là chỉ số lớn hơn 140/90mmHg.
– Dấu hiệu của tăng huyết áp: đau ngực, đau đầu kèm theo sự nhầm lẫn và mờ mắt, nôn mửa, lo lắng nghiêm trọng, thở gấp, không có phản ứng với những tác động bên ngoài,…
– Biến chứng của tăng huyết áp: Tai biến mạch máu não, suy thận, thiếu máu cơ tim, suy tim,…
Sơ cứu người bị tăng huyết áp đúng cách , bạn đã biết chưa?
Việc sơ cứu người bị tăng huyết áp kịp thời, đúng cách rất quan trọng nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo đó, cần:
– Dìu người bệnh ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi một cách nhẹ nhàng, dùng ngay lập tức thuốc bác sĩ đã kê toa, sau đó dùng huyết áp kế kiểm tra huyết áp.
– Để bệnh nhân tăng huyết áp cần nằm nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút, yêu cầu thả lỏng cơ thể, không để bệnh nhân rơi vào những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực. Người bệnh cần nhớ, tuyệt đối không nên di chuyển hay thực hiện bất cứ hoạt động thể chất nào khác vì có thể khiến huyết áp tăng cao hơn, nguy cơ đột quỵ cũng dễ xảy ra hơn.
– Giữ yên tĩnh cho bệnh nhân, không nên tụ tập xung quanh bệnh nhân và hỏi han quá nhiều.
Trường hợp bệnh nhân nôn mửa:
-Trường hợp bệnh nhân nôn mửa, đặt người bệnh nghiêng sang một bên. Tuyệt đối không đưa thức ăn, nước uống hay bất cứ thứ gì khác vào miệng bệnh nhân trừ cho uống thuốc.
Trường hợp bệnh nhân sau uống thuốc:
– Trường hợp bệnh nhân sau uống thuốc, nằm nghỉ ngơi huyết áp vẫn không hạ được cần gọi cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời. Kiểm tra hơi thở, nếu nhận thấy sự bất ổn cần tiền hành hồi sức tim phổi cho người bệnh trong khi đợi cấp cứu đến.
Lưu ý để đề phòng và kiểm soát tăng huyết áp bạn nên thường xuyên tập thể dục, giữ cân nặng hợp lý (tránh béo phì), thực hiện lối sống lành mạnh giảm rượu bia, ngưng thuốc lá. Và đặc biệt, cần giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.
Tóm lại, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan đang gia tăng nhanh chóng và là nguyên hân gây tử vong cao nhất so với các nguyên nhân khác. Do đó, cần có biện pháp phòng tránh cũng như biết cách sơ cứu kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.