Táo bón ở trẻ nhỏ – những điều cha mẹ cần biết

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi và ở trẻ em thì lại càng không phải là vấn đề quá xa lạ. Nếu cha mẹ không có sự quan tâm đúng mức, tình trạng táo bón có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Cùng tìm hiểu về táo bón ở trẻ em để có thêm thông tin hữu ích và chính xác về vấn đề này.

>> Tiêu chảy ở trẻ nhỏ

>> Các bệnh trẻ em

Trẻ nên đi cầu bao nhiêu lần?

Nó tùy thuộc vào tuổi của trẻ:

– Trong tuần tuổi đầu tiên, hầu hết trẻ đi cầu ≥ 4 lần/ngày, phân mềm/lỏng

– Trong 3 tháng đầu đời, một số trẻ đai cầu ≥ 2 lần/ngày, một số khác chỉ 1 lần/tuần

– Từ 2 tuổi, hầu hết trẻ di cầu 1 lần/ngày, phân mềm đóng khuôn

Lưu ý: mỗi trẻ mỗi khác, có trẻ đi cầu sau mỗi bữa ăn, có trẻ khác đi cầu cách ngày

Làm sao nhận biết trẻ bị táo bón?

Táo bón ở trẻ em có những biểu hiện khá dễ nhận biết. Để không nhầm lẫn với biểu hiện sinh lí khác, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý biểu hiện đặc trưng của triệu chứng táo bón ở trẻ em.

Táo bón là tình trạng mà trẻ:

– Đi cầu ít hơn bình thường (≤ 2 lần/tuần)

– Phân cứng, to và rất khó đi cầu

– Đau khi đi cầu ( cong lưng rặn và khóc)

– Không chịu vào toilet, nhảy nhảy hay đi trốn khi mắc cầu ( thường xảy ra ở những trẻ đang tập đi pô hay bắt đầu đi nhà trẻ)

– Đi cầu lắt nhắt vào quần lót hay tã ( nếu trẻ đang tập thói quen đi cầu)

Táo bón ở trẻ nhỏ – những điều cha mẹ cần biết

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Nếu xác định được đúng nguyên nhân triệu chứng táo bón ở trẻ em, chúng ta dễ dàng có phương hướng điều trị cũng như điều chỉnh lại chế độ ăn uống hay vận động phù hợp cho trẻ. Hoặc nhờ vào đó phụ huynh có thể đưa ra gợi ý để các bác sĩ dễ dàng tư vấn cách điều trị cho trẻ hiệu quả hơn.

Nguyên nhân có thể do:

– Ăn không đủ chất xơ

– Uống nhiều sữa hay ăn quá nhiều sản phẩm sữa

– Uống không đủ nước

– Bị ám ảnh bởi đau hậu môn khi đi cầu/ trầy xướt hậu môn

– Kém vận động

Phân loại táo bón ở trẻ

Nhiều người cho rằng táo bón ở trẻ em sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu rõ, táo bón ở trẻ em cũng được chia thành 2 loại khác nhau là táo bón chức năng (thông thường) và táo bón triệu chứng lý.

Táo bón chức năng: Thường do chế độ ăn, uống và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý

Táo bón bệnh lý: Có thể là những biểu hiện các bệnh lý viêm đường tiêu hóa, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý hệ thần kinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý xung quanh hậu môn…Nguyên nhân này tuy chiếm tỷ lệ không nhiều trong số trẻ mắc táo bón nhưng cha mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý. Nếu không được khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời triệu chứng chuyển biến theo chiều hướng không tốt ảnh hưởng đến toàn cơ thể, bé có thể bị sút cân, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đây là điều mà không cha mẹ nào muốn con gặp phải.

Chăm sóc trẻ bị táo bón?

– Cho trẻ ăn thêm trái cây/uống nước trái cây (táo, lê, cam,.. 2-3 lần/ngày), kết hợp các loại thức ăn nhiều chất xơ ( rau củ, ngũ cốc, chuối,..)

– Giới hạn sữa và các sản phẩm sữa ( kem, yaourt, phô mai,..) còn 3 lần/ngày với trẻ >1 tuổi

– Uống thêm nước/ các loại nước không phải sữa

– Tập cho trẻ thói quen đi cầu: ngồi toilet khỏng 5-10 phút 1-2 lần/ngày sau bữa ăn ( mặc dù bé có thể không đi cầu). Tạm ngưng tập đi cầu trong thời gian 2-3 tháng nếu bé bị táo bón trong giai đoạn này.

Tập cho trẻ thói quen đi cầu ngồi toilet khỏng 5-10 phút 1-2 lần/ngày sau bữa ăn

Giúp trẻ giảm đau hậu môn

– Cho trẻ ngồi trong thau nước ấm giúp giãn cơ hậu môn

– Glycerin bơm hậu môn có thể giúp trẻ dễ đi cầu hơn

Khi nào nên cho trẻ đi gặp bác sĩ?

– Trẻ dưới 4 tháng tuổi

– Thường xuyên bị táo bón

– Đi cầu có máu hay máu dính vào tã/quần lót

– Rất đau bụng/hậu môn, muốn đi cầu nhưng không đi được

– Đã thực hiện tất cả các bước trên trong vòng 24h nhưng trẻ vẫn không đi cầu được.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top