Tất tần tật những điều mẹ cần biết về tim thai

Thời điểm thai nhi bắt đầu có tim thai, sẽ đánh dấu cột mốc vô cùng quan trọng trong thai kỳ của mẹ bầu. Tim thai báo hiệu một sự sống nhỏ bé đang tồn tại trong cơ thể mẹ, và nhiệm vụ của mẹ là phải nuôi dưỡng, chăm sóc thai cho đến khi con chào đời. Vậy mẹ có biết tim thai xuất hiện ở tuần thứ mấy và tim thai như thế nào thì chứng tỏ thai phát triển khỏe mạnh hay không? Hãy cùng iMediCare giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến tim thai ngay sau đây!

Tim thai là gì?

Theo dõi nhịp tim của thai nhi đo nhịp tim và nhịp tim của em bé (thai nhi). Điều này giúp cho các bác sỹ, bạn biết được em bé của bạn đang như thế nào. Bạn có thể theo dõi tim thai trong giai đoạn cuối thai kỳ và chuyển dạ.

Tim thai xuất hiện khi nào?

Thông thường các bác sĩ có thể nghe được nhịp tim của thai nhi khi thai bước vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi mà tim thai có thể xuất hiện sớm hay chậm so với thời điểm 6 tuần tuổi.

nhung-dieu-can-biet-ve-tim-thai

Thực chất, tim thai đã bắt đầu hình thành từ ngày thứ 16 của thai kỳ. Càng bước vào những tuần thai tiếp theo, thai nhi càng lớn dần lên trong cơ thể và tim bắt đầu có sự phân chia thành 2 buồng riêng biệt: đó là buồng trái và buồng phải. Càng về sau, tim thai càng hoàn thiện và có nhịp đập nghe càng rõ, đỉnh điểm là ở tuần thai thứ 14.

Bước sang tuần thứ 16

Bước sang tuần thai thứ 16 (tức thời điểm này thai nhi đã được 4 tháng tuổi), tim của thai nhi đã có thể làm công việc bơm máu vào trong cơ thể. Nhưng “công việc” này không dừng lại ở đó, khi thai càng lớn thì lượng máu bơm càng nhiều. Lúc này chứng tỏ tim thai đã hoàn chỉnh về cấu tạo, đã có thể thực hiện tốt chức năng của mình.

Ban đầu có thể mẹ chưa cảm nhận được việc “1 cơ thể hòa 2 nhịp đập” mà mình đang mang, nhưng bắt đầu từ tuần thai thứ 20, các mẹ có thể tự nghe thấy tim thai tại nhà bằng thao tác đơn giản. Chỉ cần cuộn một tấm bìa cứng lại, rồi đặt tai áp sát vào bụng.

Nhịp đập tim thai diễn ra như thế nào?

Bình thường tim thai sẽ đập từ 120 – 160 nhịp/ phút, số lần đập của tim thai sẽ còn tùy thuộc vào tác động từ môi trường bên ngoài và sức khỏe của mẹ bầu. Một số trường hợp như khi bé “nghịch ngợm” thì có thể nâng số lần tim đập lên 180 nhịp/ phút là bình thường, nên mẹ không cần quá lo lắng khi cảm nhận rằng tim thai đập nhanh hơn.

Ngoài ra, một điều khá thú vị là dựa vào nhịp đập nhanh chậm này mà bố mẹ có thể tự phỏng đoán giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá “khắt khe” với chính bản thân của mình, khi quá áp đặt sự lo lắng về nhịp đập của tim thai trong thai kỳ. Nhịp tim thai đập nhanh hay chậm, còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng nhất, vẫn là độ tuổi của thai và tình trạng sức khỏe bà bầu.

Chẳng hạn, khi mẹ bầu mang thai được 5 tuần, nhịp tim thai nhi có thể dao động từ 80 – 85 lần/ phút, lúc này nhịp tim của thai nhi gần với nhịp tim của mẹ bầu. Tuổi thai càng lớn, bé sẽ càng phát triển và cơ thể cũng theo đó thay đổi, khi bé cán mốc 9 tuần tuổi thì nhịp tim dần tăng lên khoảng 170-200 lần/phút, đến giữa thời kỳ mang thai nhịp tim lại dần dần chậm lại từ 120-160 lần/phút.

Đoán giới tính qua nhịp tim thai?

Theo một số kinh nghiệm truyền miệng, nếu như nhịp tim của thai nhi đập từ 140 lần/ phút trở lên thì khả năng đó sẽ là một bé gái. Và ngược lại, nhịp tim đập dưới 140 lần/ phút thì giới tính bé có thể là bé trai.

Theo một số khảo sát chung về số nhịp đập của tim thai, cũng có kết luận cho thấy tim thai của bé gái sẽ đập nhanh hơn nhiều so với bé trai. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, tính đến nay vẫn chưa có bất kỳ chứng minh nào chứng tỏ điều này là hoàn toàn đúng. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng giả thuyết này có 50% khả năng là chính xác, nhưng nếu có đúng thì chỉ là ngẫu nhiên.

Vậy nên các bà mẹ có thể áp dụng cách đếm nhịp tim của thai nhi sau mỗi lần siêu âm, như một cách để “kiểm tra” sớm xem liệu nó có đúng với trường hợp của mình hay không. Và điều này sẽ được chắc chắn hơn, khi tiến hành siêu âm thai ở tuần thứ 16.

Tim thai đập nhanh, có sao không?

Nhịp tim của thai sẽ được các bác sĩ chẩn đoán đập nhanh hay chậm, dựa trên độ tuổi của thai nhi và số nhịp đập trung bình trong một phút. Ở mỗi một tuổi thai khác nhau thai nhi sẽ có số nhịp đập trong phút diễn ra nhiều hơn. Ngay cả trường hợp tim thai đập nhanh 180 lần/ phút vẫn không sao và vẫn được chẩn đoán bé phát triển bình thường.

Như đã thông tin ở trên, khi em bé cựa quậy nhiều thì tim thai sẽ đập nhanh hơn. Đặc biệt, bé cũng bị ảnh hưởng lượng nhịp đập rất nhiều từ mẹ, nếu mẹ lo lắng hay sợ hãi một điều gì đó thì thai nhi cũng có thể cảm nhận được và cũng có những biểu hiện gần giống như mẹ.

Cũng giống như mình, em bé cũng “hồi hộp” đấy. Nếu mẹ ăn uống đồ có chứa chất kích thích (chưa đến mức làm em bé say nhé) thì tim thai cũng đập rộn ràng hơn. Nếu bạn lo lắng, tim bạn đập nhanh, em bé cũng “lây” và tim cũng có thể đập nhanh hơn một chút.

Vì thế các mẹ hãy yên tâm, khi tim thai đập nhanh trong những trường hợp này thì thường sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Chỉ có thể khiến cho mẹ bầu hơi mệt hơn, do tim cần bơm nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai. Chỉ có trường hợp tim thai đập chậm hoặc không nghe được nhịp đập của tim thai, nhịp tim yếu thì mới đáng lo ngại và cần phải theo dõi.

Thai 7 tuần nhưng không xuất hiện tim thai, có đáng lo?

Như đã nói, tim thai thường bắt đầu xuất hiện khi thai nhi được 6 tuần tuổi. Nhưng có nhiều trường hợp vẫn không thể xác định tim thai ở tuần thai thứ 7, vì vậy đây là vấn đề khiến rất nhiều bà bầu lo lắng và hoang mang.

Nếu thực sự thai không còn sống, việc đưa thai ra ngoài càng sớm càng tốt. Vì thai chết lưu gây ra cho người mẹ các nguy cơ như chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng. Đồng thời còn ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người mẹ, đặc biệt là những trường hợp bố mẹ hiếm muộn và đang mong con.

Tuy nhiên các chị em cũng không nên quá lo lắng, vì có nhiều trường hợp tim thai có thể được nghe thấy muộn hơn, vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ. Để đảm bảo sự an toàn và phát triển bình thường của thai trong những tuần đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám thai theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp thai đã chết lưu

Riêng đối với những bà mẹ không may xác định là thai đã chết lưu, điều cần làm nhất lúc này là làm theo hướng dẫn từ các bác sĩ. Chị em nên nghỉ ngơi, thả lỏng cả tinh thần và bồi bổ thể chất. Trong thời gian đầu, nên thực hiện các biện pháp tránh thai để chuẩn bị cho lần mang bầu sau tốt hơn.

Vừa rồi là những vấn đề liên quan đến tim thai mà hầu hết các bà mẹ đều thắc mắc. Chị em có thể thấy rằng, trong những ngày đầu tiên của thai kỳ là cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy mà các bà mẹ nên lưu tâm đến tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng. Khi cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chăm sóc tốt nhất.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top