Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển thế nào?

Thai nhi 30 tuần tuổi vẫn đang phát triển nhanh chóng trong bụng mẹ. Làn da, móng tay, móng chân dần hoàn thiện hơn. Khi mang thai tuần thứ 30, mẹ đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ và chẳng bao lâu nữa sẽ được gặp bé. Vậy thai nhi 30 tuần tuổi phát triển thế nào?

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi

Ở tuần thứ 30, cơ thể bé đã hoàn chỉnh hơn. Lúc này em bé có thể dài 39,9 cm và nặng khoảng 1,3kg. Em bé sẽ tăng khoảng 250g/1 tuần từ đây cho đến tuần thứ 35 của thai kỳ.

Ở tuần này em bé đã choán đầy tử cung của bạn, khoảng 12 lít nước ối đang bao bọc quanh bé và em bé vẫn chưa quay đầu. Bé chuyển động nhiều hơn trong tử cung ngày càng đang chật hẹp dần.

Lúc này, da bé sẽ trông bớt trong hơn và mịn màng hơn, bộ não sẽ phát triển nhanh và nhìn rõ mô não hơn. Em bé đã có thể nắm lấy một ngón tay. Nếu là thai song sinh thì có thể các bé sẽ phát triển chậm hơn một chút.

Dấu hiệu cho thấy thai nhi 30 tuần tuổi đang phát triển khoẻ mạnh

1.Khi mẹ thấy thai nhi hiếu động:

Thai nhi được 5 tháng sẽ bắt đầu hoạt động trong tử cung. Đạp là cử động dễ nhận biết nhất của thai nhi trong bụng mẹ.

Đến tháng thứ 6, thai nhi sẽ phản ứng với âm thanh, kích thích bên ngoài bằng các cử động mà mẹ có thể nhầm tưởng là bé nấc. Sang tháng thứ 7, các kích thích như ánh sáng, tiếng ồn và đau, thai nhi sẽ phản ứng lại. Tháng thứ 8 thai nhi thay đổi vị trí và đạp nhiều, mạnh trong bụng mẹ.

Bác sĩ khuyến cáo, thai nhi 30 tuần đạp nhiều và chứng tỏ bé đang khỏe mạnh là khi đạp 10 cái trong vòng 2 giờ. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ đạp ít hơn vì thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung nên chỗ trống không còn cho bé đạp.

2.Thai nhi có sự tăng trưởng và phát triển:

 Siêu âm có thể xác định được sự phát triển của thai nhi. Thông thường, tháng thứ 5, em bé bình phát triển ổn định sẽ đạt chiều dài 25cm, mỗi tháng tiếp theo tăng 5cm. Tháng thứ 7 đạt 30cm và tháng thứ 9 dao động từ 45-50cm.

3.Mẹ hãy chú ý về nhịp tim thai:

Bác sĩ có thể chạm vào bụng mẹ bầu để nghe nhịp tim thai nhi, tháng thứ 8 thì nhịp tim thai nhi khỏe mạnh dao động từ 110-160 nhịp đập/phút.

Trong tuần thứ 30 này cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tóc của mẹ sẽ dày hơn, ngưng dài ra và ít rụng hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, tóc mẹ có thể trở nên mỏng đi và rụng nhanh hơn.

Ngoài ra, mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu mẹ thường bị mất ngủ. Mẹ cũng sẽ lóng ngóng hơn bình thường vì trọng tâm cơ thể thay đổi.

Có hai nguyên nhân khiến trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi.

Thứ nhất, mẹ đang tăng cân và cân nặng của mẹ lúc này tập trung hầu hết ở bụng.

Thứ hai, hormone thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng, dẫn đến cơ thể mẹ khó giữ thăng bằng hơn.

Giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.

Lưu ý: những việc mẹ cần làm ở tuần thứ 30

– Chuẩn bị cho lịch khám định kỳ tuần 32;

– Tiếp tục công tác chuẩn bị trước khi bé chào đời;

– Đến gặp bác sĩ theo định kỳ.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top