Thay đổi cảm xúc sau khi bị đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng xảy ra đột ngột, gây sốc và ảnh hưởng đến mọi phần cuộc sống. Hầu hết những người đã bị đột quỵ sẽ trải qua một số thay đổi cảm xúc sau đó. Quản lý và cải thiện tình trạng cảm xúc sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại thăng cũng như có kết quả điều trị tốt hơn.

>> Theo dõi sức khỏe sau đột quỵ

>> Đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ ảnh hưởng đến cảm xúc

Sau một cơn đột quỵ người bệnh sẽ có một số thay đổi về thể chất trong các di chuyển, sử dụng lời nói, và cách nhìn. Hơn nữa, họ còn cảm thấy những thay đổi trong cảm xúc. Trầm cảm và lo lắng là cảm xúc phổ biến, nhưng sự tức giận, thất vọng, thiếu động lực… cũng có thể xảy ra.

Những thay đổi này xảy ra do đột quỵ gây ra những thay đổi vật lý trong não. Mỗi người sẽ có kinh nghiệm trải qua đột quỵ là khác nhau, và đối với nhiều người, họ cảm thấy như họ đã mất đi cuộc sống trước đây. Bất cứ ai phải chịu sự mất mát này sẽ trải qua một loạt cảm xúc để cố gắng chấp nhận thực tại. Cảm giác sốc, chối bỏ, giận dữ, đau buồn và tội lỗi là bình thường khi người đó phải đối mặt với một sự thay đổi lớn trong cuộc sống như vậy.

Đối phó với những thay đổi cảm xúc xảy ra sau đột quỵ là khá khó khăn với người bệnh. Nhưng nếu người bệnh thừa nhận tình trạng này và tìm cách giúp họ đối phó với nó, thì cảm xúc này có thể sẽ trở thành yếu tố chống lại họ và gây ra các vấn đề sức khỏe.

Xử lý khắc phục các cảm xúc sau đột quỵ

Giống như người bệnh được điều trị các tác động vật lý của đột quỵ, họ cũng có thể nhận được sự giúp đỡ cho bất kỳ thay đổi cảm xúc nào mà họ cảm thấy. Hơn nữa, chúng ta hãy nhớ rằng những thay đổi này có thể không kéo dài mãi mãi, đặc biệt nếu được điều trị kịp thời.

Một trong những cách tốt nhất để đối phó với những cảm xúc thay đổi sau đột quỵ như trầm cảm, lo lắng, tức giận là hãy tìm gặp những nhóm người đã từng trải qua tình trạng này.

Khi người bệnh nói chuyện với những người khác đã bị đột quỵ, dù trực tiếp hay trực tuyến, họ cũng sẽ biết rằng họ không chỉ có một mình. Khi đó, họ có thể nhận được lời khuyên và mẹo để xử lý các vấn đề mà họ gặp phải. Nghiên cứu cho thấy các kết nối xã hội có thể giúp giảm trầm cảm và lo lắng sau đột quỵ.

Trầm cảm đôi khi khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. mất cảm giác ngon miệng, luôn thấy trống vắng… Nếu những triệu chứng này kéo dài, hãy gặp bác sĩ để trao đổi và có thể nhận một số phương pháp điều trị như: tư vấn, trị liệu nói chuyện, hoặc kết hợp cả với thuốc chống trầm cảm.

Duy trì thói quen đi bộ sẽ giúp người bệnh kiểm soát được cảm xúc

Người bệnh có thể áp dụng thêm một số cách giúp điều chỉnh cảm xúc tốt hơn như:

Thư giãn

Một cuộc đi bộ dài, tắm nước ấm, hoặc mát xa có thể làm nên điều kỳ diệu. Làm bất cứ điều gì có thể giúp cơ thể thả lỏng và được thư giãn.

Tập thể dục

Tập luyện thường xuyên là một cách tuyệt vời để giúp người bệnh cảm thấy tỉnh táo khi họ có cảm giác lo lắng hoặc suy sụp. Và nó có thể kích hoạt sự giải phóng các hóa chất endorphin – giúp cho tâm trạng trở nên tốt hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những bài tập thể dục để có lựa chọn phù hợp.

Tránh những thói quen xấu

Sử dụng rượu, thuốc lá hoặc thuốc có thể khiến người bệnh cảm thấy tốt hơn trong một thời gian ngắn, nhưng chúng có thể làm cho bệnh tim của họ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian dài.

Suy nghĩ tích cực

Cố gắng tìm hy vọng trong mọi tình huống của bản thân. Tập trung vào những gì bạn có thể làm. Đặt mục tiêu và làm việc hướng tới chúng để tạo cho bản thân ý thức về mục đích.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top