Thiếu oxy trong máu là tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người. Chính vì thế mọi người cần nắm rõ được thế nào là tình trạng thiếu oxy trong máu và biện pháp theo dõi thiếu oxy trong máu hàng ngày để đảm bảo sự sống.
Những ai có nguy cơ thiếu oxy trong máu
Ai cũng có thể gặp phải tình trạng thiếu oxy trong máu, tuy nhiên những đối tượng sau thì nguy cơ gặp phải sẽ cao hơn gấp nhiều lần, đó là những trường hợp:
- Tắc nghẽn đường hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì: đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt, sưng nề.
- Hạn chế hoạt động của lồng ngực ví dụ: hậu phẫu ở bụng, chấn thương lồng ngực, bệnh lý của cột sống, tình trạng viêm nhiễm như viêm phúc mạc.
- Suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp, ví dụ: viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, bệnh nhân được gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và các bệnh gây liệt như: bại liệt, đa xơ cứng.
- Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: tình trạng này thường do khối u trong phổi và các bệnh: Khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thương.
- Thiếu oxy trong không khí do điều kiện, hoàn cảnh môi trường. Ví dụ: Môi trường quá nóng, quá nhiều khói, sương hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển cao ( Môn thể thao leo núi, hàng không…)
>> Dấu hiệu cảnh bảo oxy trong máu giảm nguy hiểm
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy trong máu
– Bệnh nhân kêu khó thở
– Bệnh nhân thường phải ngồi dậy để thở
– Bệnh nhân biểu hiện lo âu, hoảng hốt, bồn chồn
– Vật vã kích thích
– Giảm thị lực
– Trí nhớ giảm, có thể lẫn lộn
– Giảm trương lực và sự phối hợp của cơ
– Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch và tấn số hô hấp tăng vì tim đập tăng lên để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
– Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co kéo các cơ hô hấp. Huyết áp và mạch giảm. Mất khả năng vận động đi lại.
Biện pháp theo dõi thiếu oxy trong máu
Để theo dõi oxy trong máu có đủ hay thiếu bạn có thể đến bệnh viện dùng các thiết bị đo nồng độ oxy trong máu để biết chính xác. Bên cạnh đó nếu bạn là một trong những đối tượng có nguy cơ cao thiếu oxy trong máu thì hãy dùng máy đo nồng độ oxy trong máu hàng ngày SPO2 để theo dõi sát sao mọi lúc mọi nơi.
Hiện nay thương hiệu iMediCare cung cấp các thiết bị đo nồng độ oxy trong máu SPO2 rất tốt, bạn có thể tham khảo dưới đây. Đó là:
Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iOM-A6
- Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
- Duy nhất trên thị trường có dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
- Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
- Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
- Màn hình OLED hai màu với 4 chế độ hiển thị, tự động xoay 4 chiều;
- Tự động tắt sau 5s khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục (sử dụng 2pin AAA 1.5V).
Máy SPO2 iMediCare
Máy đo SPO2 iMedicare iOM-A3 [NEW]
- Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng số và thanh xung với độ chính xác cao;
- Dải đo SpO2 từ 0~99% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
- Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
- Màn hình LED sắc nét với kích thước lớn, dễ đọc kết quả;
- Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
- Kết cấu vững chắc với độ bền cao;
- Tự động tắt khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục (sử dụng 2pin AAA 1.5V).
Để biết thêm thông tin chi tiết về biện pháp theo dõi thiếu oxy trong máu hàng ngày hay máy SPO2 hãy liên hệ qua hotline 1900.633.985 để được tư vấn kỹ lưỡng.