Máy tạo oxy gia đình là sản phẩm cần thiết cho những bệnh nhân không có khả năng thở tự nhiên như những người bị ung thư, bệnh nhân nằm liệt giường hay những người mắc bệnh về hô hấp… Nguồn oxy y tế vô cùng quan trọng giúp duy trì sự sống, làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân… Tuy nhiên nó như “ con dao hai lưỡi “ có thể giết chết cơ thể chúng ta nếu như không sử dụng đúng cách. Vậy thở oxy y tế như thế nào là tốt nhất cho bệnh nhân?
Không lạm dụng khi sử dụng máy tạo oxy gia đình
1. Sử dụng oxy y tế với mức độ vừa phải:
Theo các bác sĩ, bệnh nhân cần nạp một lượng oxy vừa đủ để oxy y tế vào trong phổi qua động mạch phổi trung hòa với máu đi vào hệ tĩnh mạch đến các tế bào của cơ thể. Không nên cho bệnh nhân nạp quá nhiều oxy vào trong phổi dễ gây ra tình trạng ngộ độc oxy trong máu khiến cho bệnh thêm trầm trọng. Không những thế, thở oxy nhiều sẽ làm cho phổi bệnh nhân bị chai các tiểu phế quản, làm tổn thương nguyên trong quá trình chuyển hóa nguồn oxy bình thường vào phổi.
2. Sử dụng oxy y tế khi cần thiết:
Nếu một người thở oxy thường xuyên sẽ dễ dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của phổi. Bởi khi oxy đã được nạp đầy đủ, dễ đẩy con người vào trạng thái nghỉ ngơi, có nghĩa là chức năng hô hấp của phổi giảm xuống so với mức bình thường. Nếu điều này thường xuyên xảy ra, nguồn oxy y tế quan trọng lại là con dao 2 lưỡi vừa giúp chúng ta cũng vừa giết cơ thể chúng ta.
Khi cơ thể bệnh nhân cảm thấy mệt, cần oxy thì chúng ta cho thở, sau khoảng thời gian cần thiết, người bệnh phục hồi không còn mệt thì không cho họ dùng nữa, tạo điều kiện để người bệnh hít thở oxy từ tự nhiên.
Lựa chọn loại máy oxy phù hợp:
Máy tạo oxy hiện nay gồm có từ 2 loại và được nhập khẩu từ nước ngoài. Oxy có 2 loại có nghĩa là máy tạo oxy 3 lít trong 1 phút, tạo ra 5 lít trong 1 phút.
Máy tạo oxy tạo ra oxy nguyên chất tương đương với nồng độ oxy từ bình oxy y tế. Tuy nhiên, do áp suất nén từ bình oxy y tế cao hơn nên khi sử dụng máy tạo oxy cần phải để ý như sau:
– Nếu người bệnh đang thở oxy ở bình oxy là mức 1 ( trên đồng hồ oxy có phân chia vạch từ 1 đến 10 ) thì khi sử dụng máy tạo oxy bạn sử dụng loại máy tạo oxy 3 lít thì vặn mức độ oxy đưa ra thở là số 2 – 2,5 lít/phút. Nếu sử dụng máy tạo oxy 5 lít thì mức vạch bạn vặn là 2 lít/phút.
– Nếu người bệnh cần thở oxy bình oxy y tế là mức 2 lít/phút thì bạn phải vặn núm điều chỉnh mức oxy ở máy tạo oxy là 3 – 3,5 lít/phút đối với máy 3 lít và số 3 đối với máy tạo oxy y tế 5 lít.
– Nếu người bệnh đang thở bình oxy mức 3 thì vặn núm vạch oxy ở máy 3 lít phải là số 5 hoặc trên mức 5 lít/phút. Và khi sử dụng máy tạo oxy y tế 5 lít thì phải vặn nút chỉ vạch oxy trên máy phải là 4,5 – 5 lít/phút.
Đối với những người suy tim hoặc bệnh COPD dạng nặng, bệnh ung thư thời kỳ cuối, bệnh thận thời kỳ cuối, thì máy tạo oxy không thể cung cấp đấy đủ nguồn oxy cần thiết cho người bệnh mà bạn phải quan tâm đến bình oxy loại 6 khối. Vì nhu cầu oxy của những người này luôn được đòi hỏi ở mức cao hơn.
Các bạn có thể mua máy tạo oxy gia đình ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi mua hàng online + Free giao hàng toàn quốc.