Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những cơn đau nhói ở vùng cổ và các điểm cột sống xung quanh, sớm tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có cách chữa phù hợp hiệu quả là điều mà các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên chú ý để tránh các biến chứng khôn lường, dự phòng tái phát.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Bệnh thoát hóa đốt sống cổ là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đặc trưng bởi quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp. Với thoái hóa cột sống nói chung và vôi hóa đốt sống cổ nói riêng, quá trình lão hóa xảy ra ở đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống. Đốt sống cổ có 7 đốt sống từ C1 – C7.
Hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở các đốt sống c5-c6-c7 do đây là các đốt sống chịu nhiều tác động từ trọng lượng của phần đầu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp, nhẹ thì đau nhức, tê mỏi, hạn chế vận động, nặng hơn có thể gây teo cơ, thậm chí là tê liệt suốt đời.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Đến nay còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ về nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống cổ. Nhưng thường do những yếu tố sau:
- Yếu tố chấn thương (đặc biệt là chấn thương mãn tính)
- Tư thế nghề nghiệp: Thoái hóa đốt sống cổ do tư thế lao động nghề nghiệp với các động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu
- Cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng (Komadenko và CS, 1991)
- Rối loạn nội tiết và chuyển hóa
- Dị dạng đốt sống cổ
- Di truyền: Ông bà, bố mẹ bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Bệnh lý tự miễn dịch
Trong các nguyên nhân trên có những nguyên nhân chỉ là điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện. Bệnh lý tự miễn dịch là nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ được nghiên cứu nhiều (Antomov và Latysheua 1982, Nedjved 1987,…)
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Những dấu hiệu của bệnh thể hiện ở những cơn đau tăng lên khi vận động, quay cổ nhiều, giảm lúc nghỉ ngơi, sau đó lan từ gáy tới tai, bả vai, cánh tay, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ), nhức đầu, làm hạn chế vận động. Tuy nhiên ngoài các cơn đau cấp tính, triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn thể hiện ở một số biểu hiện sau:
Đau cột sống cổ mãn tính: Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau kéo dài sau lần đau cổ cấp tính đầu tiên, tỷ lệ kéo dài thường dao động là 30% sau 1 năm, 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm .
Hạn chế vận động:
Đại đa số những người bị thoái hóa đốt sống cổ đều gặp khó khăn trong các hoạt động vùng cổ như: xoay cổ, ngửa cổ, cúi gập, ngoái đầu…
Dấu hiệu Lhermitte:
được biết tới là triệu chứng đa xơ cứng, hiện tượng thợ cắt tóc ở những người bị thoái hóa vùng cổ. Đó là cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân.
Tổn thương ngoài cổ:
Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ ở các đốt sống C1, C2, C3, C4 sẽ gây đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…
Biến dạng cột sống:
Hoàn toàn không cúi ngửa xoay chuyển được đầu và cổ. Ấn vào các mỏm ngang thấy rất đau. Cong vẹo cổ, sái cổ, biến dạng, mất đường cong sinh lý cổ.
Các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ hiện nay
Điều trị bằng thuốc tây
Sau đây sẽ là một số nhóm Thuốc Tây có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Trên tinh thần thông tin tham khảo cho người dùng và tính công bằng của các sản phẩm khác. Lưu ý: Mọi hành động dẫn đến việc sử dụng thuốc đều cần được tư vấn của các bác sĩ chuyên gia về chuyên khoa xương khớp.
- Thuốc giảm đau ngoại biên chống viêm không steroid
- Nhóm thuốc giãn cơ Tolperisone (Mydocalm)
- Thuốc giãn cơ Eperisone HCl (Myonal)
- Thuốc giãn cơ Mephenesin (Decontractyl)
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập 1: Gập cổ
Ngồi trên ghế, duỗi thẳng lưng, gập cổ xuống và ngửa cổ ra đằng sau. Người bệnh thoái hóa cột sống cổ thực hiện động tác nào thì giữ nguyên cho tới khi cổ cảm thấy mỏi thì dừng lại nghỉ. Động tác này giúp làm thẳng kéo giãn khớp vùng cổ, giúp cổ linh hoạt hơn và đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng.
Bài tập 2: Nghiêng đầu sang 1 bên
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nghiêng đầu sang bên tai phải đồng thời dùng tay tác động một lực ngược với chiều đẩy của tay. Đầu giữ thẳng ở trạng thái cân bằng. Hít vào thở ra khoảng 6 nhịp thấy cơ cổ được tác động một lực căng ra thì dừng lại. Làm tương tự với bên còn lại.
Bài tập 3: Kéo giãn cột sống
Nằm ngửa, 1 người trợ giúp ngồi trên phía đầu người bệnh. Hai tay đặt dưới xương chẩm nâng đầu bệnh nhân lên, đồng thời dùng một lực kéo vuông góc với trục đứng để làm giãn cột sống cổ. Kéo về phía người trợ giúp đến khi cảm thấy mỏi thì giảm từ từ. Lúc nào hết mỏi thì thực hiện thêm 10 lần nữa.
Bài tập 4: Xoay đầu
Ở bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ này, người bệnh nằm ngửa. Tay phải đặt phía bên đầu phải, cố gắng nghiêng đầu qua bên phải và dùng lực giữ nguyên vị trí của đầu. Đến khi mỏi thì dừng lại, thực hiện tương tự với bên phải, mỗi bên tập khoảng 10 lần.
Động tác này sẽ giúp tác động trực tiếp đến các khớp cổ và dây thần kinh vùng cổ. Từ đó giúp cổ dẻo dai và hạn chế cơn đau nhức cũng như tình trạng thoái hóa cột sống cổ. Bài tập này hết sức đơn giản và dễ tập, có thể thực hiện vào thời gian rảnh hoặc khi đang làm việc cũng giúp đầu óc và cơ thể thoải mái hơn.