Tim thai và những điều mẹ bầu cần biết

Thai nhi mấy tuần thì có tim thai và tim thai là gì? Các mẹ có thể cảm nhận được nhịp đập của thai nhi trong bụng mình vào thời điểm nào là chính xác nhất hay bằng cách nào để nhận biết được, đây đều là những trăn trở thắc mắc không của riêng ai. Hiểu được tâm lý chung đó, hôm nay iMediCare sẽ trích dẫn và cung cấp cho bạn tất tần tật về quá trình hình thành của tim thai trong bụng để người mẹ có thể chủ động hơn trong việc theo dõi và kiểm tra sức khỏe của bào thai theo định kỳ.

Mẹ nên biết rằng, một thai kỳ khỏe mạnh là một thai kỳ có thể nghe thấy, có thể cảm nhận được nhịp tim từ khoảng tuần thứ 5 tới 6 trở đi. Bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị chuyên biệt dùng để nghe nhịp tim của thai nhi hay ống nghe y tế cũng có thể nhận biết được bào thai đang phát triển ổn định. Và khi bước sang tuần thai thứ 7 thì tim thai cũng đã thực sự lớn dần. Chắc hẳn các mẹ bầu nào cũng đang nóng lòng muốn biết thêm về thời điểm cụ thể để nghe được cũng như quá trình hình thành và phát triển của tim thai có gì thú vị thì hãy cùng iMediCare khám phá ngay bây giờ nhé.

Tim thai là gì?

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Lúc này được xem như là tim thai đã hình thành và phát triển.

Khi nào có thể nghe thấy được tim thai rõ ràng và chính xác nhất?

– Ngay từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, bằng phương tiện siêu âm hiện đại, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ bầu nghe được tim thai của con yêu. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi được phỏng đoán là tim thai. Thời điểm này các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì lần đầu tiên được nghe thấy nhịp sống của con yêu trong cơ thể mình. Vì vậy, bạn đừng quên đưa chồng đi cùng vào phòng khám thai để tận hưởng giây phút hạnh phúc này nhé!

– Trong nhiều trường hợp bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ.

– Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ lắm rồi và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

– Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sĩ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là: đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đạp.

Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển tim thai

Quá trình hình thành

– Các mẹ có biết rằng, ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.

– Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25cm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.

– Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.

Quá trình phát triển

– Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.

– Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.

– Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

– Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần/phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.

Khám phá những điều thú vị khác về tim thai có thể mẹ chưa biết

– Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 – 160 lần/phút, khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút. Tuy nhiên, nếu vượt quá con số này, mẹ cần phải được thăm khám, theo dõi. Bởi có thể là do mẹ mắc bệnh (bị rối loạn nhịp tim, sốt cao,…) hoặc do thai nhi có bệnh lý về tim mạch.

– Nhiều người tin rằng, tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam, theo đó trẻ trai có tim thai dưới 140 nhịp/phút, còn trẻ gái là từ 140 nhịp/phút trở lên. Phương pháp này có vẻ dễ nhận biết nên các mẹ bầu cũng thường tin cho lý thuyết dựa vào tim thai để đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính xác cho lý thuyết này.

thai-nhi-may-tuan-thi-co-tim-thai1

– Trong lần khám thai tuần 10 – 12, mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé bằng ống nghe Doppler – một thiết bị siêu âm mà bác sĩ cầm đặt trên bụng của bạn. Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng các nhịp đập trái tim nhỏ bé của con nghe như tiếng sấm của ngựa phi nước đại. Và đây là thời điểm rất xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.

– Lưu ý quan trọng là nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.

Những thay đổi của cơ thể người mẹ trong thời điểm này diễn ra như thế nào?

– Nhìn bề ngoài, cơ thể bạn chưa có nhiều thay đổi. Mọi người gần như chưa thể nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra bên trong bạn trong khi cảm giác mệt mỏi, buồn nôn bắt đầu gia tăng và bạn có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, đến thời điểm này bạn sẽ tăng cân một chút. Nhưng, nếu bạn không tăng cân hoặc có thể giảm cân thì cũng đừng quá lo lắng, vì đó là hiện tượng bình thường.

– Để xoa dịu cảm giác buồn nôn, bạn có thể nghỉ ngơi và nhờ bạn đời giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tần tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn cho các mẹ mới sinh con lần đầu

– Ở giai đoạn đầu thai kỳ này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Đó có thể là do sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực.

Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?

– Khi thèm ăn vặt, hãy cố gắng thỏa mãn các cơn thèm ăn của mình nhưng tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài. Ăn tươi chắc chắn là tốt nhất rồi nhưng nếu bạn thích các đồ ăn sẵn thì sao? Hãy xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Cũng nên kiểm tra thành phần vì có thể có những chất không tốt cho thai phụ như các chất bảo quản. Biểu hiện rõ nhất là gây đau đầu, buồn nôn còn ảnh hưởng lên thai nhi thì chưa rõ ràng.

– Nếu bạn luôn cảm thấy “ mất cảm tình” với các món ăn vào buổi sáng thì hãy bổ sung dinh dưỡng của bữa sáng vào buổi tối. Có một mẹo nhỏ dành cho bạn, đó là hãy dũng vitamin bổ sung đặc biệt, thêm thành phần vitamin B12 và axit folic để hỗ trợ cho sự phát triển hệ thần kinh của con bạn, phòng chống các dị tật ở ống thần kinh. Các vitamin bổ sung đặc biệt B6 cũng giúp bạn đỡ nghén hơn.

– Bạn nên lựa chọn kỹ một bác sĩ sản khoa và trung thành với người đó trong suốt thai kỳ bởi bạn không thể đáp ứng mọi yêu cầu của mỗi bác sĩ sản khoa mỗi lần thay đổi. Sự trung thành này còn giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng của bạn một cách cụ thể và rõ nét hơn.

Thăm khám bác sĩ định kỳ đều đặn

– Tuần này, bạn có thể sẽ có kỳ kiểm tra sức khỏe trước sinh đầu tiên với bác sỹ sản khoa, họ sẽ thảo luận về tiền sử bệnh tật và những lần mang thai trước đây, các bệnh rối loạn di truyền hay bắt đầu lập biểu đồ tăng cân của bạn.

– Bạn cũng cần phải xét nghiệm máu để xác định bệnh lây truyền qua đường tình dục, khả năng miễn dịch rubella,… và công thức máu đầy đủ để xem có bị thiếu máu hay không. Bạn cũng có thể khám phụ khoa hay siêu âm đầu dò âm đạo, chúng có tác dụng kiểm tra phôi thai và bạn nên yên tâm vì chúng an toàn và không đau. Vì thế hãy chuẩn bị trước các danh sách và mang nó theo bạn, tránh trường hợp bạn bị phân tâm hay quên mất.

Lên kế hoạch tập thể dục

– Thời điểm này bạn có thể chuyển lớp học thể dục phù hợp nếu cảm thấy quá sức. Bạn có thể giảm cường độ các bài tập bạn đang rèn luyện hằng ngày. Nhưng tốt nhất là nên hỏi giáo viên hướng dẫn tập và tham khảo các hình thức tập luyện khác phù hợp hơn.

– Bạn sẽ phải chú ý nhiều hơn đến các động tác vào vùng mông, lưng và vai. Vì chúng sẽ được tăng cường cho nhu cầu sinh con. Ngoài ra còn giúp chuẩn bị “cơ bắp” cho bạn thích nghi với những hoạt động sau sinh như mang một túi tã lớn, đẩy xe đẩy và mang theo một em bé,…

Hi vọng rằng, thông qua những kiến thức hỗ trợ quan trọng về quá trình hình thành và phát triển của bào thai trong bụng vừa được nói tới sẽ giúp mẹ bầu sớm có câu trả lời chính xác cho nhiều mối lo nghĩ của mình về vấn đề thai nhi mấy tuần thì có tim thai để lên kế hoạch theo dõi, kiểm tra sao cho hợp lý đúng đắn. Đa phần, các thai phụ đều nghe được nhịp tim của thai trong những lần khám thai định kỳ, giúp phát hiện sớm nhiều điều bất thường mà can thiệp cho đúng đắn nhưng cũng có những người lại chọn cách nghe tim thai ở nhà với những dụng cụ đơn giản nhất. Và việc nghe tim thai trong khoảng thời gian mang bầu chính là một dấu mốc khá quan trọng và đặc biệt nên bạn hãy cố gắng lưu giữ lại nhé. Một điều cần lưu ý nữa là, tùy theo từng trường hợp mà tim thai nghe thấy muộn hơn, có khi là phải tới sang tuần thứ 8, quan trọng là mẹ đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng tới thai kỳ.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top