Tổng quan về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Hiện nay căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh khá phổ biến đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Bệnh ban đầu không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ gây những biến chứng khó kiểm soát được. Vì vật chúng ta cần phải nắm được khái niệm, những triệu chứng và cách phòng điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng để có thể điều trị kịp thời. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ cho các bạn những thông tin, cái nhìn tổng quan nhất về bệnh đau cột sống thắt lưng này.

Danh mục

Thoái hóa cột sống lưng là gì?

benh-thoai-hoa-cot-song-that-lung

Cột sống được coi là một bộ phận quan trọng trong khung xương của con người. Cột sống được cấu thành từ 33-35 đốt sống, bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và từ 4 – 6 sống cụt dính nhau.

Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm (gồm vòng xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong) và các hện thống dây chằng và cơ bắp xung quanh giúp cột sống được cứng cáp và vận động linh hoạt. Trong ống sống có tủy sống, rễ thần kinh, bao màng cứng và các tổ chức quanh màng cứng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng tổn thương sụn khớp, đĩa đệm cột sống, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng… gây đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ ở thắt lưng và lan xuống phía dưới, cột sống biến dạng khiến việc đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống lưng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, trong đó, 5 nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp và phổ biến nhất đó là:

1.Tuổi tác càng cao thì quà trình thoái hòa càng diễn ra mạnh mẽ

Tuổi tác cao, con người ngày càng già đi thì quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn. Theo quy luật lão hóa tự nhiên, cột sống dần bị lão hóa theo năm tháng, trở nên yếu và giảm sức nâng đỡ cơ thể. Khả năng tái tạo các tế bào sụn mới ở cột sống cũng bị giảm sút khiến chất lượng sụn khớp kém dần.

Bên cạnh đó, bao xơ của đĩa đệm cũng trở nên khô giòn, rễ bị nứt hoặc rách, khiến nhân nhầy bên trong có nguy cơ bị thoát ra ngoài và gây thoát vị đĩa đệm. Chưa hết, dây chằng quanh khớp cũng bị xơ cứng, phình to và giảm độ đàn hồi, lắng đọng chất vôi gây chèn ép vào các rễ thần kinh, tủy sống trong ống sống, lỗ liên hợp dẫn đến cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở cột sống thắt lưng.

2.Sinh hoạt và lao động sai tư thế làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng

Tư thế trong sinh hoạt và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Những người có thói quen nằm ngủ nghiêng vẹo; đi đứng không thẳng lưng, hay cong lưng cúi người; ngồi học hay làm việc trong thời gian dài với tư thế lưng uốn cong; ngồi một chỗ, ít di chuyển hay thường xuyên mang vác, kéo đẩy vật nặng không đúng tư thế; mang vác gồng gánh nặng từ khi khung xương chưa được định hình và hoàn thiện… cũng khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương, cấu trúc cột sống bị thay đổi, mô xương xương, cơ và dây chằng bị biến đổi và dễ bị thoái hóa nhanh.

3.Các chấn thương ở cột sống là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Các chấn thương ở cột sống thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao quá sức với cường độ cao, té ngã do bất cẩn hay bị đánh đập… Chấn thương ở cột sống thắt lưng khiến cột sống bị biến dạng, trở nên suy yếu và giảm khả năng chịu lực là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống.

4. Dị tật bẩm sinh là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Các dị dạng bẩm sinh như gù hay vẹo cột sống sẽ làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống thắt lưng, làm tăng lực nén lên bề mặt của đĩa đệm và dẫn đến biến đổi cấu trúc cột sống. Sự bất thường ở cấu trúc cột sống càng đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng khiến bệnh nhân vừa phải chịu đựng những cơn đau nhức ở thắt lưng vừa bị thay đổi hình dáng, đi đứng bất tiện.

5.Tăng cân, trọng lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng

Một nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường đó là trọng lượng cơ thể quá lớn. Thừa cân, béo phì do tăng trọng lượng cơ thể quá mức làm tăng lực nén lên đĩa đệm và thân đốt sống. lâu dài khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương và nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng là rất cao.

6.Ngoài 5 nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống thắt lưng mà bạn cần lưu ý trên đây thì một số yếu tố sau đây cũng có khả năng khiến bạn phải đối mặt với thoái hóa cột sống:

  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có tiền sử bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì khả năng bạn mắc bệnh này cũng cao hơn những người khác do được di truyền đặc điểm cấu trúc cột sống.
  • Do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, lối sống: Người có thói quen hút thuốc lá, dùng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, điều kiện sống thiếu thốn… khiến hệ xương khớp giảm độ chắc khỏe, dễ bị loãng xương và mắc các bệnh về xương khớp.
  • Người gặp phải các vấn đề về nội tiết và rối loạn chuyển hóa: Như bị đái tháo đường, mắc bệnh gout, loãng xương, phụ nữ mãn kinh… thường bị suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng

Thống kê cho thấy, khoảng 80% người trung niên bị thoái hóa cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng. Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa các đốt sống thắt lưng kèm theo phản ứng viêm, làm giảm chức năng nâng đỡ cơ thể, chèn ép vào các rễ thần kinh, gây đau với nhiều mức độ khác nhau.

Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:

– Đau vùng lưng dưới, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi chân, biểu hiện đau đầu nhất là về đêm.

– Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh

– Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.

– Đau lưng dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.

– Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng thường

– Xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống. Bệnh cũng gây, những cảm giác nhức nhối vùng lưng khiến người bệnh luôn có cảm giác không thoải mái trong bất kỳ tư thế nào.

– Xuất hiện chứng co cứng cơ cạnh cột sống.

– Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.

– Bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau.

Biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng

Khi các biểu hiện thoái hóa cột sống thắt lưng trên không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

– Cơn đau sẽ hạn chế khả năng vận động khiến người bệnh khó chịu.

– Biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ khiến cột sống bị biến dạng, gù, vẹo, còng lưng

– Dây thần kinh tọa cũng bị ảnh hưởng dẫn đến cơn đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa từ thắt lưng lan xuống mông rồi đến chân.

– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng, cơn đau sẽ khiến người bệnh khó chịu khi vận động mạnh, sai tư thế, chấn thương,…

– Biến chứng nặng nhất sẽ khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, khó khăn trong việc đi lại, nếu để lâu không điều trị sẽ khiến cơ bị teo, bại liệt, không còn khả năng tự chủ vận động, phải nhờ người khác giúp đỡ trong sinh hoạt.

Chèn ép rễ dây thần kinh:

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc kết hợp với thoát vị đĩa đệm.

Nếu hẹp ống sống:

Bệnh nhân bị đau cách hồi, đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đau khi vận động, đi lại và khi nghỉ ngơi thì lại đỡ đau.

Hội chứng chèn ép rễ thần kinh hông to:

Trường hợp này là do thoái hóa đĩa đệm, đĩa đệm bị rách bao xơ, giảm độ đàn hồi và tính chịu lực nên khi chịu lực tác động lớn sẽ khiến nhân nhầy bị đẩy ra sau và chèn ép lên rễ thần kinh gây kích thích và đau từ vùng thắt lưng lan ra sau đùi và chạy thẳng xuống cẳng chân, gót chân. Nhiều người bệnh xuất hiện tình trạng tê liệt chân, teo cơ, rối loạn cảm giác chân, bại liệt…

Biến dạng cột sống:

Thoái hóa cột sống lưng tiến triển nặng sẽ gây biến dạng cột sống.

Cột sống có thể bị cong, vẹo khiến tư thế và dáng đi không được như bình thường.

Người bệnh cũng bị hạn chế vận động cột sống, khó thực hiện các động tác cúi thấp người,ngửa người, xoay người, đứng lên ngồi xuống cũng không được dễ dàng.

Cách điều trị và phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm 38% tổng số trường hợp thoái hóa khớp. Và nó đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và cuộc sống của nhiều người nhất là dân công sở, đối tượng chủ yếu của bệnh này. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng gồm có:

1.Nghỉ ngơi:

Khi bạn thấy đau lưng, hãy nhanh chóng thư giãn và nghỉ ngơi. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý là không nên nằm lâu quá sẽ làm cho máu lưu thông khó khăn hơn, cảm thấy mệt mỏi hơn. Do vậy, ngay khi cảm thấy bớt đau nhức, bạn phải đi đứng trở lại.

2.Xoa bóp- chườm nóng:

Đây được xem là một phương pháp hiệu quả ngay lập tức. Tuy vậy, nhiều người thường hay mắc sai lầm tai hại khi họ thường bóp mật gấu, rượu hay dầu nóng. Làm như thế sẽ khiến cho chỗ bị đau xảy ra phản ứng co cơ, làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

3.Bơi lội:

Đối với các chuyên gia về thoái hóa cột sống, bơi lội là một môn rất thích hợp để điều trị đau lưng. Nhất là với những cơn đau bất chợt, việc bơi hay đơn thuần là chỉ ngâm mình trong hồ nước ấm sẽ đem lại những hiệu quả rất tốt trong việc điều trị căn bệnh dai dẳng này.

4.Dùng thuốc:

Thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ. Uống hoặc tiêm tùy mức độ. Có thể dùng các thuốc xoa bóp hoặc dán ngoài. Tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng thích hợp với mọi bệnh nhân do đó bệnh nhân cần có sự tư vấn sử dụng thuốc của bác sĩ.

5.Điều trị bằng các phương pháp vật lý và châm cứu:

Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp. Bạn có thể kết hợp thêm với dùng thuốc và tập luyện sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

– Bước đầu tiên trong cách chữa trị là không để cho bệnh tình nặng thêm. Cách tốt nhất là không nên nâng nhấc vật nặng và chơi những môn thể thao đòi hỏi phải quay, vặn lưng như chơi golf, bóng rổ hay bóng đá hơn nữa cũng nên học cách hoạt động đúng cách như cách nâng vật nặng, thiết kế ghế ngồi và tư thế khi ngủ thế nào để giảm lực lên lưng.

– Trong sinh hoạt và lao động, không áp dụng những tư thế sai, không đúng cách (ngồi thẳng lưng, đi đứng thẳng người…).

– Tránh những động tác mạnh và đột ngột khi xách, đẩy, mang, vác, nâng…

– Lập ra một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn khả năng bị béo phì.Người lao động nặng cần được kiểm tra định kỳ sức khỏe để theo dõi và điều trị kịp thời

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top