Tổng quan về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh về đường hô hấp thường gặp. Triệu chứng phổ biến dễ nhận biết là khó thở, thở rít, ho, nôn ói.

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, mẹ nên lưu ý ngay khi nhận thấy bé có biểu hiện bất thường về đường thở.

Viêm phế quản co thắt là gì?

Bệnh viêm phế quản chắc không còn xa lạ đối với những mẹ có con nhỏ tuy nhiên, bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em thì không phải mẹ nào cũng biết đến. Đây là một thể dạng bệnh của viêm phế quản thường hay gặp nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi thở, không khí đi xuống khí quản chính và thông qua các phế quản vào phổi. Các phế quản là 2 ống dẫn từ khí quản và phổi trái và phải. Co thắt phế quản là một sự thu hẹp tạm thời của phế quản (đường hô hấp vào phổi) gây ra bởi sự co của các cơ bắp xung quanh ống dẫn khí khi phế quản bị viêm.

Trường hợp phế quản vị viêm nặng, niêm mạc trở nên sưng sẽ càng làm cho đường kính của phế quản nhỏ lại. Bên cạnh đó, các tuyến phế quản “sản xuất” thêm quá nhiều chất nhầy làm cản trở sự lưu thông của không khí.

Khi phế quản trở nên tắc nghẽn sẽ gây ra một áp lực lớn để đẩy không khí từ trong ra ngoài và hít không khí từ ngoài vào trong nhằm đáp ứng nhu cầu “thở” của cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân khi bị viêm phế quản co thắt trẻ thở khó khăn, tiếng thở như rít lên khó chịu.

2.Nguyên nhân phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt, phổ biến nhất là do trẻ bị nhiễm virus thông thường là virus RSV làm hẹp phế quản. Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn.

Sau khi sinh, do hệ miễn dịch còn khá non nớt nên trong khoảng thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột trẻ em cũng rất hay mắc bệnh viêm phế quản co thắt. Mẹ nên đặc biệt lưu ý chăm sóc và bảo vệ con cẩn thận hơn.

Bên cạnh đó, dị ứng cũng là nguyên nhân khiến bệnh “ghé thăm” trẻ nhiều hơn, đặc biệt với các bé có độ nhạy cảm cao với một số chất gây dị ứng như: Lông động vật, phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, khói thuốc lá…

3.Triệu chứng thường gặp

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có triệu chứng tương tự như một số bệnh lý về đường hô hấp khác nên mẹ rất hay nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị thường diễn ra chậm trễ hoặc sai hướng. Do đó, bạn nên nắm bắt những dấu hiệu đặc trưng để nhận diện bệnh.

  • Trẻ có thể bị cảm, sốt nhẹ và sổ mũi
  • Trẻ bị ho, thở khò khè, rất khó khăn khi thở, tiếng thở rít hoặc bị thiếu hơi thở
  • Cơ ngực có thể bị thắt chặt mỗi khi bé thở
  • Thường hay bị nôn ói trong và sau khi bú sữa hoặc ăn xong

4.Cách điều trị bệnh

Bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em thường để lại nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như viêm tai giữa, suy hô hấp, viêm phổi. Vì vậy, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tùy vào mức nặng nhẹ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Không tự ý mua thuốc điều trị cho bé tại nhà.

Ngoài ra, để giúp bé dễ chịu hơn, nhanh khỏi bệnh và bệnh không tái đi tái lại nhiều lần mẹ có thể thực hiện những việc sau:

viem-phe-quan-co-that1

  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hút dịch mũi nhằm giúp đường thở được thông thoáng hơn.
  • Khi ngủ mẹ nên gối cao phần đầu của bé để bé dễ thở.
  • Nhằm ngăn chặn tình trạng mất nước và giúp làm lỏng chất nhầy có trong phổi bạn nên cho trẻ uống thật nhiều nước. Nước lọc, nước ép trái cây, nước canh…
  • Bé sẽ thường xuyên nôn ói vì vậy không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Nên chia nhỏ thành nhiều lần ăn trong ngày.
  • Đảm bảo không gian nghỉ ngơi được sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ, điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
  • Tránh để bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là khó thuốc lá.
  • Nếu bé có biểu hiện thở dốc, mặt mày tím tái, tim đập nhanh, ho dữ dội thì nên đưa tới bệnh viện sớm nhất có thể.

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, vì vậy mẹ nên chủ động phòng ngừa cũng như nắm bắt được những kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh. Tránh tình trạng dự đoán sai bệnh, điều trị sai cách gây nguy hại đến trẻ.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top